Thái Bình: Lạc đỏ Vũ An, sản phẩm tinh hoa của nhà nông
Xã Vũ An (huyện Kiến Xương) được biết đến là một trong những vùng quê trồng lạc đỏ nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Từ khi, có sản phẩm Lạc đỏ đã mang đến hiệu quả kinh tế cao, đời sống của bà con nông dân được cải thiện, địa phương đổi mới từng ngày.
Lạc là một nông sản rất phổ biến với người Việt, đây không chỉ là một thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà còn là nguyên liệu chế biến rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau. Cũng bởi sự thân thuộc ấy, đồng thời tận dụng dải đất bãi phù sa màu mỡ, phì nhiêu, ở xã Vũ An đã hình thành một vùng đất trồng lạc, tạo ra sản phẩm lạc đỏ thơm ngon, chất lượng cao, mang nét đặc trưng riêng của địa phương.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Thế - Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Vũ An cho biết: "Hiện nay diện tích đất để trồng cây hoa màu ở địa phương có 80ha, trong đó diện tích đất để trồng lạc đỏ gần 40ha, còn lại dành để trồng khoai tây, dưa gang và những cây hoa màu khác. So với trồng lúa, thì trồng lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2 lần.
Từ năm 1980, người dân ở đây đã trồng loại lạc này, từ đó đến nay không ngừng mở rộng diện tích và trở thành cây màu chủ lực ở vụ xuân. Đến đầu tháng 2 hàng năm, người dân bắt đầu làm đất, gieo trồng lạc cho đến tháng 5 được thu hoạch. Lạc là cây trồng có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày cho thu hoạch, lạc tươi năm nay có giá bán 21.000 đồng/kg, người dân thu về bình quân 4 triệu đồng/sào, có những gia đình thu về 7 triệu đồng/sào".
Để trồng được giống lạc đỏ thơm ngon, bà con nông dân luôn thực hiện đúng quy trình: từ lạc tươi, người dân đem phơi khô (phơi khoảng 7 nắng) cho đến khi thuỷ phần trong lạc chỉ còn khoảng 3%, phơi đến khi vo được vỏ lụa của hạt lạc lại thì mới được. Tiếp đó, tới bóc tách hạt, hiện nay người dân đang bóc thủ công do chưa có máy móc hỗ trợ. Cuối cùng, cho lạc đóng gói tại Hợp tác xã của địa phương.
Hiện nay, sản phẩm lạc đỏ của Vũ An đã đạt chuẩn OCOP 3 sao từ năm 2023. Tuy nhiên, ở địa phương, sản lượng lạc vẫn chưa đủ đáp ứng và cung cấp cho thị trường. Lạc đỏ của Vũ An, luôn đảm bảo tốt từ khâu nguyên liệu cho đến chế biến và đóng gói, tem, nhãn sản phẩm đầy đủ, làm ra sản phẩm lạc đỏ thơm ngon đến với người tiêu dùng.
Do phù hợp với chất đất nên lạc đỏ đã có tiếng lâu năm ở vùng đất này, cứ thu hoạch tới đâu thương lái tới tận ruộng thu mua tươi ngay tới đó, đưa lên ô tô đi tiêu thụ khắp các nơi. Sản phẩm lạc đỏ hoàn thiện được gắn mác OCOP sau khi đóng gói, bình quân có giá bán từ 110.000 – 115.000 đồng/kg.
Người dân xã Vũ An đang thu hoạch lạc - Ảnh: Kim Dung
Ông Thế cho biết thêm: ở Vũ An, vùng đất nơi đây đã trồng nhiều cây hoa màu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Mẫu đất trồng đậu tương, rau đã có người Nhật Bản sang kiểm nghiệm nên đất rất đảm bảo cho an toàn sản xuất. Các loại chủng phân bón, đối với cây lạc 100% sử dụng phân hữu cơ vi sinh, NPK sử dụng đúng theo lượng khuyến cáo từ 10 – 12kg/sào. Ngoài ra, về thuốc bảo vệ thực vật thì dư lượng thuốc trừ sâu sau khuyến cáo không đáng kể, các loại hoá phẩm đưa vào cho người dân sản xuất để phòng trừ sâu bệnh thuộc tiêu chuẩn Châu Âu.
Đến thời điểm cách ly, chúng tôi sẽ có thông báo tới bà con cách thu hoạch khoảng 15 ngày, dừng toàn bộ sử dụng hoá bảo vệ thực vật. Do đó, lạc đỏ cũng như các cây hoa màu trồng ở địa phương đảm bảo an toàn cho người dùng, đặc biệt là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Hương vị bùi béo, ngọt đậm và hương thơm hấp dẫn của lạc đỏ Vũ An đã trở thành một nguồn thực phẩm quý giá, đem đến cho thị trường sản phẩm nông sản chất lượng cao, để lại ấn tượng khó quên khi nhắc đến xã Vũ An, huyện Kiến Xương.
Thu hoạch lạc đỏ ở xã Vũ An
Thời gian tới, xã Vũ An sẽ tiếp tục mở rộng ra những vùng đất có thể trồng được lạc ở địa phương, cho ra sản phẩm lạc đóng túi bán trên thị trường, mang đến nhiều sản phẩm lạc đỏ thơm ngon, đặc trưng riêng của vùng miền, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.
Thành Trung - Kim DungNăm 2024, tiền lương, thu nhập của người lao động tăng, thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2020, đời sống của người lao động có sự cải thiện.