Thái Bình: Người dân về quê ăn tết cần đảm bảo những điều kiện gì trong phòng chống dịch bệnh

Địa phương
03:23 PM 16/01/2022

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, người dân đi làm ăn, công tác xa, khi trở về Thái Bình ăn tết cần nắm rõ các quy định về phòng chống dịch bệnh của tỉnh.

Thái Bình: Người dân về quê ăn tết cần đảm bảo những điều kiện gì trong phòng chống dịch bệnh - Ảnh 1.

Cổng chào tỉnh Thái Bình - Ảnh Thành Trung

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trên toàn cầu; trong nước. Tại nhiều tỉnh, thành phố số ca mắc mới, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong có xu hướng tăng.

Những ngày gần đây, mỗi ngày cả nước ghi nhận trung bình 15.000 ca mắc mới và đã xuất hiện ca nhiễm biến chủng Omicron. Trong tỉnh Thái Bình, từ ngày 10/11/2021 đến nay ghi nhận 4.385 ca mắc, số ca mắc ghi nhận rải rác ở trên 1.000 gia đình, 500 thôn, tổ dân phố và 85% xã, phường, thị trấn tại các huyện, thành phố. Dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có yếu tố dịch tễ phức tạp, đa dạng, mầm bệnh xâm nhập, lưu hành trong cộng đồng, xâm nhập vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học.... và ngược lại, số ca nhiễm trong cộng đồng có xu hướng gia tăng.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Thiện Khuyến - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình theo nội dung công văn 185/KH-UBND ngày 30/12/2021: tuyên truyền vận động những người từ các tỉnh đang có dịch bùng phát lớn như Hà Nội, Hải Phòng hạn chế về quê ăn Tết. Nếu về quê ăn tết, thì trước khi về nhà phải khai báo y tế và làm xét nghiệm dưới sự giám sát của Y tế địa phương, hạn chế tổ chức các buổi ăn uống tập trung đông người. Chúng tôi đang tập trung tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của huyện, của xã và tuyên truyền lưu động. Rà soát những người có dự kiến về quê ăn tết, hạn chế tiếp xúc với những người từ vùng đỏ trở về. Nếu ở vùng 3, vùng 4 trở về phải cách ly theo quy định"

Để tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, chủ động kiểm soát và khống chế hiệu quả dịch bệnh Covid-19, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 185/KH-UBND: Tháng cao điểm phòng, chống dịch Covid-19

Huy động sức mạnh toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm "Cá nhân an toàn, gia đình an toàn; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng an toàn; xã, phường, thị trấn an toàn", đề ra các giải pháp linh hoạt, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện và tình hình dịch bệnh từng địa phương, đơn vị nhằm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh hội.

Chủ động phát hiện sớm các ca bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch Covid-19; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp khống chế dịch kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, không để dịch lây lan, bùng phát ra diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất không có ca chuyển nặng và phấn đấu không có ca tử vong do Covid-19; đảm bảo sức khỏe, tính mạng nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 phải được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thường xuyên, liên tục trong tháng cao điểm (kể cả các ngày nghỉ, Lễ, Tết) và gắn kết công tác phòng, chống dịch của địa phương, đơn vị với công tác phòng, chống dịch của tỉnh.

Thần tốc, quyết liệt tổ chức điều tra, truy vết, quản lý, xử lý triệt để ca bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch Covid-19 và đối tượng nguy cơ cao nguy khi được phát hiện vào bất cứ thời gian nào, ngăn chặn kịp thời, khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng.

Ngày 12/1/2022, UBND tỉnh Thái Bình có công văn số 01/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón tết Nguyên đán. Nội dung cong văn nêu rõ:

"Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập các Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở. Trong đó, gắn việc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết ở cơ sở với các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp" để kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm hướng dẫn 5K của ngành Y tế; không tiếp xúc với người lạ khi không đeo khẩu trang; quản lý chặt chẽ biến động dân cư, nhất là nhóm công dân đi làm ăn xa trở về địa phương theo đúng tỉnh thần Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 24/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tuyên truyền để nhân dân vận động người thân chủ động xét nghiệm trước khi đến, về địa phương; trường hợp về địa phương mà chưa có xét nghiệm thì liên hệ Trạm Y tế cấp xã để thực hiện xét nghiệm và hướng dẫn thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19; quản lý, lập danh sách và cung cấp kịp thời cho ngành Y tế các trường hợp có biểu hiện sốt, họ, khó thở để có biện pháp xử lý theo quy định; tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và quan tâm, hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân nhất là việc tặng qùa tết cho các gia đình chính sách, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh Covid-19 của từng địa phương.

Thành Trung - Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.