Thái Bình: Những con người thầm lặng hết lòng vì cộng đồng

Tấm lòng nhân ái
09:12 AM 28/04/2022

Gần 2 năm qua, công ty TNHH cứu hộ giao thông 116 đã tổ chức hơn 20 lần cứu hộ và trục vớt thi thể các nạn nhân trên nhiều địa bàn trong cả nước mà không thu bất kỳ khoản chi phí nào.

Chúng tôi tìm về thôn Bắc Sơn, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để gặp một nhân vật mà đã hơn 2 năm qua, anh âm thầm cùng cán bộ trong công ty cứu hộ 116 trục vớt miễn phí cho hàng chục ngượi bị nạn trên các con sông thuộc nhiều địa bàn trên cả nước.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nhâm Quang Văn - Giám đốc công ty cứu hộ 116 cho biết: Để làm những việc này, bản thân anh đã từng gặp nạn vào năm 2015. Khi đó anh Văn cùng một số anh em đang trên đường ra biển bằng xà lan để thi công một đường ống dẫn khí thuộc địa bàn khu vực Cồn Vành huyện Tiền Hải (Thái Bình) thì xà lan gặp sự cố và bị sóng đánh chìm. May mắn là lúc xà lan bị chìm vào đúng một khu vực cồn cát, nên phần cần cẩu trên xà lan vẫn nhô lên mặt nước được khoảng 20cm, có chỗ để cho anh em thủy thủ bám vào. Trên xà làn lúc đó có gần chục người chờ được cứu nạn.

Thái Bình: Những con người thầm lặng hết lòng vì người khác. - Ảnh 2.

Anh Nhâm Quang Văn - Giám đốc công ty TNHH cứu hộ 116 bên cô con gái nhỏ trong buổi làm việc với PV - Ảnh Thành Trung

Thật không may, sóng quá to nên không tàu của Bộ đội Biên phòng gần đó không tiếp cận được, hơn thế nữa nhiều người dân ngại không dám cứu vì họ có thể họ cho rằng nếu cứu người trên biển sẽ gặp các tai họa khác.

Cuối cùng rất may mắn cho anh và toàn bộ thủy thủ đã được một tàu cá của ngư dân cứu nạn kịp thời, nên tất cả mọi người đã thoát nạn.

Thái Bình: Những con người thầm lặng hết lòng vì người khác. - Ảnh 1.

Ca nô của công ty TNHH cứu hộ giao thông 116 hoạt động trong trận lũ miền Trung - ẢNh NVCC

Kể từ đó anh văn đau đáu nghĩ rằng rất nhiều người sẽ gặp hoàn cảnh như mình, chính vì thế, vào năm 2020 anh đã thành lập đội cứu hộ, cứu nạn miễn phí cho bà con trên sông ở bất cứ đâu mà anh nhận được thông tin.

Anh Văn nhớ lại: vào tháng 12 năm 2021, trong cái lạnh tê người, anh nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ, giọng khẩn thiết muốn anh giúp đỡ cứu người thân là bố của mình bị chìm thuyền trên sông Hồng thuộc địa bàn xã Tự Tân, huyện Vũ Thư (Thái Bình)

Ngay sau đó anh Văn đã chỉ đạo anh em trong đội cứu hộ lên đường ra địa điểm mà người thân cho là có người gặp nạn.

Toàn bộ đội cứu hộ của anh đã tìm ròng rã 5 ngày đêm mới trục vớt được thi thể của nạn nhân là ông Đ.V.T (61 tuổi, trú tại xã Tự Tân, H.Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) trên sông Hồng. Thi thể ông lão xấu số đã trôi xa cách nơi ông gặp nạn 20km.

Sau này tìm hiểu mới biết, đêm ấy, ông lão bị sóng lớn đánh lật thuyền. Thời tiết khắc nghiệt cùng với tuổi cao đã khiến ông lão chìm dần vào làn nước lạnh buốt giữa đêm khuya.

Làm nghề vớt xác này rất cơ cực – anh Văn chia sẻ - sớm tối, bất cứ lúc nào nhận được yêu cầu hỗ trợ là chúng tôi lại lên đường với mong muốn mau chóng tìm được nạn nhân. Mặc dù công việc rất vất vả và chi phí rất lớn, nhưng kể từ ngày làm tôi chưa hề lấy tiền cứu hộ của ai đồng nào, kể cả tiền xăng dầu chúng tôi cũng tự bỏ ra. Toàn bộ anh em trong đội cùng chung sức, đồng lòng với tôi để giúp đỡ những người gia đình và nạn nhân xấu số.

Thái Bình: Những con người thầm lặng hết lòng vì người khác. - Ảnh 3.

Xà lan cùng toàn bộ thiết bị để thi công công trình gồm xe cẩu cùng nhiều thiết bị của anh Văn bị nhấn chìm trong biển cả - Ảnh NVCC

Khi nghe kể về việc làm của đội, có người bảo anh bị điên, có kẻ lại nói anh làm màu, thích thể hiện. Mỗi khi nghe những lời nhận xét như vậy, anh chỉ cười xòa mà rằng: "Ai nói sao thì nói, việc tôi làm, tôi thấy vui là được".

Thật khó có thể tìm được lí do giải thích cho việc làm của anh,một giám đốc trẻ thành danh, anh có tất cả nhưng lại chấp nhận lọ mọ đêm, ngày để làm một việc làm không công và chẳng giống ai, nhưng có lẽ ít ai hiểu rằng, cuộc đời anh cũng từng đứng trước những lằn ranh sinh tử.

Đội cứu hộ của anh Văn vào cứu trợ cho đồng bào miền Trung - Ảnh NVCC

Năm 2020, miền Trung chìm trong biển nước do trận lũ lịch sử, ngay lập tức anh Văn cùng đội cứu hộ đã kêu gọi các đoàn có ca nô, xuồng vào cứu trợ miền Trung. Anh đã huy động được hơn 100 ca nô, chia vào các khu vực của các tỉnh đang bị lụt như Quảng Bình, Quảng Trị để tham gia cứu hộ, cứu nạn người dân. Trung bình mỗi ngày anh nhận được hàng trăm cuộc điện thoại yêu cầu trợ giúp. Anh cho biết: chúng tôi phải chia nhau ra để túc trực cứu hộ cho bà con. Nhìn những cụ già, những em nhỏ với ánh mắt khẩn cầu kêu cứu, lòng tôi đau nhói và quyết tâm với tất cả sức lực của mình cứu giúp đỡ cho đồng bào vùng lũ.


Thái Bình: Những con người thầm lặng hết lòng vì người khác. - Ảnh 6.

Hơn ai hết, anh Văn  hiểu được cảm xúc của những con người khốn khổ đang rơi vào bước đường cùng. Chuyến đi ấy đã đánh dấu mốc, thôi thúc anh thành lập "Đội tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đường thủy với mức giá 0 đồng".

Trong suốt hơn 2 năm qua kể từ khi đội tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đường thủy với mức giá 0 đồng đi vào hoạt động, anh Văn đã hơn 20

Với vai trò là giám đốc doanh nghiệp đồng thời là chủ tịch hiệp hội cứu hộ giao thông Việt Nam, trong những năm qua anh đẫ danh nhiều thời gian, công sức, tâm huyết cho các hoạt động cứu hộ của mình. Công ty của anh hoạt động cứu hộ trên rất nhiều địa bàn trong cả nước. Rất nhiều cuộc tìm kiếm trên sông nước kéo dài nhiều ngày, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng tất cả anh em trong đội đã cùng nhau cố gắng để vượt qua.

Anh chia sẻ: mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng, nhưng cũng có những lần chúng tôi đã không thành công trong việc trục vớt thi thể nạn nhân do những yếu tố khách quan. Đành phải chia sẻ với gia đình vì chúng tôi đã làm hết sức nhưng không đạt được mục đích. Tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ đầu tư thêm ca nô mới để việc tìm kiếm sẽ thuận lợi hơn.

Thành Trung
Ý kiến của bạn
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.