Thái Bình: Tập trung thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU
Sáng 2/7, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống khai thác hải sản lUU trên địa bàn tỉnh.
Theo thuật ngữ quốc tế, IUU (Illegal, Unreported and Unregullated Fishing) nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định. Đây là hoạt động đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý ở khắp nơi trên thế giới.
lUU lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại Uỷ ban của Công ước về bảo tồn tài nguyên sinh vật tại Nam Cực vào năm 1980. Sau đó tiếp tục được nhắc đến trong Nghị quyết số 55/7 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ban hành năm 2001. Ngoài việc bày tỏ mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về các tác hại nghiêm trọng mà IUU gây ra cho môi trường biển cũng như việc quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, Nghị quyết cũng kêu gọi các nước hợp tác để thông qua một kế hoạch hành động quốc tế được xây dựng trong khuôn khổ Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) để chống lại hành vi IUU.
Tại Thái Bình, 6 tháng đầu năm, các cấp, các ngành, địa phương và bà con ngư dân đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về chống khai thác IUU, khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Đoàn Thanh tra Uỷ ban châu Âu (EC) sau đợt kiểm tra tại Việt Nam lần thứ 4. Tập trung triển khai nhiều giải pháp, bước đầu kiểm soát, ngăn chặn không để tàu cá, ngư dân của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài.
Đến nay, toàn bộ tàu các khai thác thủy sản đã được đăng ký và cập nhật vào phần mềm dữ liệu quốc gia VNFishbase, 100% tàu cá đang hoạt động đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên được kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
100% tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản, số tàu cá còn hạn đạt 95,19%, tàu cá hết hạn chiếm 4,8%; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ 24 tài khoản theo dõi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để chủ động theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá và phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi tàu cá có sự cố trên biển.
Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, làm rõ một số nguyên nhân vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những tồn tại trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo của tỉnh về chống khai thác IUU ghi nhận những nỗ lực, chuyển biến trong chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh. Đồng chí đề nghị ngành nông nghiệp và các cơ quan, đơn vị tiếp tục tập trung cao, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đặc biệt là khắc phục 5 vấn đề còn tồn tại được Đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ ra qua đợt kiểm tra vào tháng 1/2024. Sớm kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo IUU của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến ngư dân, các tổ chức, đặc biệt về Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh...
Kiên quyết xử lý nghiêm những chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình; đánh bắt hải sản sai vùng, vi phạm về nhật ký khai thác; ngăn chặn không để tàu cá vượt ranh giới vi phạm bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; cập nhật thường xuyên tàu cá của tỉnh neo đậu, xuất bến tại các cảng cá ngoài tỉnh để theo dõi, giám sát, kiểm soát.
Huyện Tiền Hải và Thái Thụy cần phối hợp chặt chẽ với ngành, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, lập hồ sơ vi phạm hành chính các hành vi khai thác IUU, nhất là tàu cá ra vào cảng không thông báo, không nộp nhận ký khai thác, vi phạm quy định về thiết bị giám sát hành trình. Xử phạt nghiêm, không có vùng cấm tất cả các đối tượng vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
Châu NguyênLãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.