Thái Bình: Tổ chức chương trình Livestream giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP
Nhờ xác định đúng thế mạnh, đặc trưng của từng địa phương, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có sự phát triển mạnh mẽ. Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian qua, các cấp, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao giá trị nông sản, tiêu biểu là việc tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về Chương trình OCOP thông qua chương trình Livetream trực tuyến.
- Thái Bình: Hàng nghìn con đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn động viên, khen thưởng
- Thái Bình: Công đoàn Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh trao hơn 2.500 suất quà “Tết sum vầy – Xuân gắn kết”
- Thái Bình: Gần 130 nghìn đoàn viên được nhận quà trong chương trình “Tết sum vầy - Xuân bình an”
Theo đó, ngày 31/12, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thái Bình đã phối hợp cùng Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển dịch vụ công nghệ Lâm Hải tổ chức Chương trình Livestream trực tuyến nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Chương trình diễn ra trong ngày 31/12 dưới hình thức livestream trực tuyến trên Fanpage "Sản phẩm OCOP Thái Bình", với sự tham gia của 15 sản phẩm đến từ các đơn vị, Hợp tác xã của các xã, huyện trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm được giới thiệu trong livestream đều là những sản vật địa phương tiêu biểu, được tạo nên từ thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thống tri thức bản địa… của mỗi vùng miền.
Livestream đã thu hút được đông đảo người xem và tương tác trực tuyến về các sản phẩm trên nền tảng facebook. Đại diện các chủ thể đã mang đến chương trình những sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương với mục đích, thông qua livestream trực tuyến, các sản phẩm nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ đến gần hơn với đông bảo mọi người trên cả nước, từng bước tạo nên tảng vững chắc để sản phẩm OCOP của địa phương có mặt trên thị trường trong cả nước.
Với thành công đạt được, có thể thấy, chương trình Livestream đã tạo được hiệu ứng tốt trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản Việt Nam. Đồng thời, chương trình đã bắt kịp với các hình thức quảng bá mới, hiện đại cho thấy hướng đi đổi mới và phù hợp với chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Thông qua việc áp dụng công nghệ, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được lan tỏa sâu rộng, các sản phẩm OCOP vừa giúp gia tăng giá trị kinh tế, vừa lan tỏa giá trị văn hóa, trở thành "sứ giả" văn hóa của mỗi địa phương, vùng, miền và Việt Nam.
Triển khai thực hiện sâu rộng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh từ năm 2019, đến nay, Chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tính đến hết tháng 10 năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 32 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm xếp hạng 3 sao.
Để khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các địa phương khảo sát những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế. Từ đó xây dựng kế hoạch để các địa phương đồng hành cùng chủ thể phát triển sản xuất theo chuẩn OCOP và bổ sung, hoàn thiện những tiêu chí còn thiếu so với bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các chủ thể xây dựng hoàn thiện bao bì, nhãn mác, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, truy xuất nguồn gốc, xây dựng Website và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại… Theo đó, nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày tại các điểm bán hàng gắn với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, một số sản phẩm được đưa vào các hệ thống phân phối trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm đã được kết nối trên sàn giao dịch thương mại điện tử… tạo tâm lý phấn khởi cho các chủ thể tham gia.
Có thể thấy trong những năm qua, khi bước vào sân chơi OCOP, nông sản địa phương đã có những vị thế nhất định trên thị trường. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia chương trình có hiệu quả hơn, đồng thời để sản phẩm OCOP của Thái Bình tiếp tục được lan tỏa và vươn xa khắp thị trường trong nước và quốc tế, Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Thái Bình; đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số; kỹ năng bán hàng online, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên sàn TMĐT; phấn đấu 100% chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP được công nhận được đào tạo kỹ thuật số, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử...
Lê ThủyTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.