Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3

Địa phương
01:05 PM 07/09/2024

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thái Bình đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Bão số 3 Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối ngày 7/9. Bão số 3 có thể gây ra một đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó trọng tâm là khu vực Bắc Bộ và Thành Hóa với lượng mưa phổ biển từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. 

Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 1.

Siêu bão số 3 Yagi đang di chuyển trên Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Zoom Earth

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 6 giờ sáng nay 7/9/2024, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.4 Độ Vĩ bắc, 108.3 độ Kinh đông trên vùng biển vịnh Bắc bộ, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải phòng 160km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây tây bắc với tốc độ 15 - 20km/giờ. Trong vùng biển ngoài khơi các huyện Thái Thụy, Tiền Hải có gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 13. Từ hôm nay đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 200 - 300mm.

Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 2.

Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trạng an toàn khu neo đậu tàu thuyền tại huyện Thái Thụy

Theo Báo cáo công tác triển khai ứng phó với bão số 3 của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Thái Bình, ngày 7/9/2024, tình hình diễn biến của bão rất phức tạp, đề nghị người dân theo dõi sát diễn biến, tình hình của bão, nắm được các bản tin cảnh báo.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, dừng các hoạt động khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và các hoạt động khác ở cửa sông, ven biển, ngoài khơi từ 05 giờ ngày 6/9/2024. Bằng mọi biện pháp kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Sắp xếp không để xảy ra va chạm và chìm tàu tại nơi neo đậu.

Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 3.

Hướng đi của bão số 3

Di dời các hộ dân sinh sống trong nhà yếu, khu vực nguy hiểm, lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy sản và các vùng bãi ven sông, ven biển vào nơi an toàn, đóng các cửa khẩu, băng két qua đê biển, đê cửa sông trước 18 giờ ngày 6/9/2024.

Khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, bến cảng, xí nghiệp, biển hiệu và các lồng, bè, trang trại nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản ở trên sông, ven biển, đặc biệt ở 2 huyện ven biển là Tiền Hải và Thái Thụy. Cắt tỉa cây lớn để đảm bảo an toàn.

Các đơn vị quản lý thủy nông cử cán bộ thường trực 24/24 để theo dõi mực nước, đóng các cống tưới, mở các cống tiêu, tổ chức khơi thông giải phóng dòng chảy, triệt để tiêu nước trong hệ thống, chủ động vận hành các trạm bơm.

Cồn Vành - Tiền Hải lúc 9 giờ sáng nay

Triển khai phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, chống tràn các vị trí đê thấp, đê bối, bờ bao tại các tuyến đê (đặc biệt là khu vực hạ du, cửa sông, ven biển). Đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Đề phòng bão kết hợp với triều cường gây tràn, vỡ bờ bao, đê bối.

Bố trí lực lượng hướng dẫn, cảnh báo người dân tại các bến đò ngang, không tiến hành hoạt động tại các khu vực nguy hiểm gần các cống qua đê, cầu giao thông, các khu vực ven sông có dòng chảy siết để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 4.
Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 5.

Cây bị bật gốc trên địa bàn Thành phố Thái Bình

Các lực lượng vũ trang chủ động huy động cán bộ, chiến sỹ xuống các địa phương hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân chống bão, hộ đê. Tình hình di dời tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển, trên sông; sơ tán dân tại khu vực nhà yếu, nguy hiểm

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy - Bộ Đội Biên phòng tỉnh Thái Bình, trên địa bàn có tổng cộng 995 tàu, thuyền với 2.950 lao động. Tất cả các phương tiện đã được neo đậu tại các bến trong và ngoài tỉnh an toàn.

Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 6.
Thái Bình: Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp ứng phó bão số 3- Ảnh 7.

Lực lượng chức năng xử lý cây bị đổ tại đường Trần Hưng Đạo - TP. Thái Bình

Toàn tỉnh có 1.179 chòi canh với 1.254 lao động canh coi trên các bãi ngao, 1.228 đầm với 1.617 lao động nuôi trồng thủy, hải sản ven biển. Đến nay đã kêu gọi toàn bộ lao động trông coi chòi ngao và lao động ở các đầm nuôi trồng thủy hải sản ven sông, ven biển di dời vào nơi an toàn.

Toàn tỉnh hiện có 7.731 hộ với 18.639 người sống trong nhà yếu. Đến nay các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành công tác di dời, sơ tán người dân đến các khu vực kiên cố, đảm bảo an toàn.

Trọng điểm xung yếu về đê điều: Toàn tỉnh có 37 trọng điểm xung yếu về đê, kè, cống. Tất cả các trọng điểm đã được phê duyệt phương án bảo vệ và giao cho các địa phương chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng triển khai, xử lý khi có lệnh yêu cầu hoặc có sự cố xảy ra.

Bộ Chỉ huy Bộ Đội Biên phòng tỉnh Thái Bình đã tổ chức bắn pháo hiệu báo bão để thông báo cho các phương tiện tàu thuyền và lao động hoạt động trên biển biết để nhanh chóng di dời vào nơi an toàn, hướng dẫn các tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Thành Trung
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.