Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống

Địa phương
12:38 PM 15/05/2024

Làng thêu xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư) được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, thách thức, làng nghề thêu truyền thống đang phải đối mặt với tình trạng bị mai một trong tương lai.

Năm 1825, Thái Bình bị ngập lụt, mất mùa, người dân đói túng, dịch bệnh hoành hành. Khi đó, ba cụ Nguyễn Như Khang, Nguyễn Nghĩa, Nguyễn Ca rời làng đi kiếm sống và học được nghề thêu về truyền dạy cho con cháu và người dân làng Gòi, làng Bùi (thôn Phù Lôi, thôn Bùi Xá ngày nay). Từ đó nghề thêu ra đời ở Minh Lãng.

Đầu thế kỷ XXI, nghề thêu Minh Lãng phát triển hưng thịnh. Xã Minh Lãng có 75 tổ hợp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm thêu tay, thu hút khoảng 5.000 lao động địa phương. Nghề thêu không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động mà còn giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu ngay tại quê hương.

Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 1.

Tác phẩm "Bát mã truy phong - Tám ngựa đuổi gió" đến từ Công ty TNHH Thêu xuất khẩu Tuấn Dương

Thời điểm huy hoàng nhất của nghề thêu tại Minh Lãng là khi các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc thuê các nghệ nhân trong làng gia công các sản phẩm trên chất liệu tơ tằm. Do đối tác là thị trường "khó tính" nên khi nhận được các đơn hàng, những thương nhân Việt Nam đã tận dụng mọi khả năng, dốc tâm huyết, năng lực vào từng đường kim, mũi chỉ. 

Các tác phẩm qua đôi bàn tay điêu luyện đã trở nên sống động, với những họa tiết được trang trí công phu, tỉ mỉ qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Từ đó, cho ra các tác phẩm có độ hoàn thiện cao, phục vụ những yêu cầu khắt khe nhất của phía đối tác. 

Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 2.
Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 3.

Những nghệ nhân ở làng nghề 

Hơn 30 năm gắn bó với nghề thêu truyền thống, ông Hoàng Đình Chiêm - Giám đốc Công ty TNHH Thêu xuất khẩu Tuấn Dương chia sẻ: "Nhằm kế thừa, phát huy và gìn giữ nghề của cha ông đã để lại, tôi luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho sản phẩm thêu truyền thống. Từ thời còn bao cấp, tôi tự tìm tòi, sang các tỉnh lân cận học hỏi, giao lưu bạn bè, đi nhiều nơi làm việc rồi thành lập công ty. 

Ngày đó, nghề thêu tay truyền thống đang trên đà phát triển hưng thịnh, vào khoảng năm 1994, UBND tỉnh Thái Bình đã trực tiếp chỉ đạo công ty chúng tôi đi nhiều địa phương trong tỉnh để truyền nghề cho nhân dân với mong muốn người dân có việc làm ổn định, nâng cao khả năng phát triển kinh tế địa phương.

Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 4.
Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 5.

Sản phẩm được gia công bởi những nghệ nhân của Công ty TNHH Thêu xuất khẩu Tuấn Dương 

Do tác động của thị trường, đến nay nghề thêu truyền thống xã Minh Lãng đang gặp nhiều khó khăn bởi đối tác chính cắt giảm đáng kể lượng đơn hàng. Có những giai đoạn rất khó tìm kiếm đơn hàng nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực duy trì hoạt động, tạo việc làm để thợ thêu đảm bảo thu nhập, yên tâm gắn bó với nghề, như: thêu tranh để bán trong nước và xuất khẩu, tìm thêm đối tác để tăng doanh thu và thêu trên những chất liệu vải khác,... nhưng do việc thuê thủ công nên thành phẩm có giá khá cao.

Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 6.

Tác phẩm sống động của nghệ nhân làng thêu Minh Lãng

Với nhiều năm kinh doanh nghề thêu, bản thân tôi dù gặp nhiều thăng trầm, sóng gió nhưng tình yêu và khát khao giữ nghề truyền thống của cha ông đã tạo động lực giúp cho tôi vượt qua mọi thách thức, mang đến những sản phẩm thêu chất lượng tới người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế, phát triển thương hiệu thêu Minh Lãng ngày một lớn mạnh".

Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 7.

Tác phẩm "Chùa Keo" được thêu bởi những đôi bàn tay điêu luyện của nghệ nhân làng thêu Minh Lãng.

Hiện nay, giá trị sản phẩm thêu của Minh Lãng còn hạn chế, thu nhập từ nghề thêu chưa cao nên nhiều lao động trẻ đã chuyển sang những công việc khác. Các doanh nghiệp, cơ sở, tổ hợp thêu vẫn duy trì hoạt động, tuy nhiên doanh thu, lợi nhuận chỉ đạt 60 - 70% so với trước, thu nhập của lao động nghề thêu chỉ ở mức 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Thái Bình: Xã Minh Lãng trăn trở giữ nghề thêu truyền thống- Ảnh 8.

Tác phẩm thêu được ban lãnh đạo văn hóa đón nhận cùng chi hội doanh nhân huyện Vũ Thư - Ảnh: NVCC

Trong bối cảnh hiện nay, nghề thêu truyền thống của Minh Lãng đang phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị mai một, khủng hoảng trong tương lai do: Tác động của dịch bệnh, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, giá trị sản phẩm chưa được nâng cao nên thu nhập của lao động chưa cao, sự chuyển dịch lao động từ nghề thêu thủ công truyền thống sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ khác… 

Mặc dù vậy, nếu được đầu tư bài bản và được sự quan tâm hơn từ lãnh đạo các cấp, tìm được đối tác bền vững... thì đây là một nghề đem lại nguồn thu rất lớn với doanh nghiệp và địa phương.

Hầu hết người dân Minh Lãng vẫn yêu, tâm huyết và mong mỏi gìn giữ nghề thêu truyền thống gần 200 năm tuổi mà ông cha để lại.

Thành Trung
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.