Thái Lan đứng đầu khối ASEAN về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Thị trường
08:43 AM 13/07/2024

Theo đó, trong nửa đầu năm 2024, Thái Lan tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 3,87 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan cho hay, nửa đầu năm 2024 thương mại Việt Nam - ASEAN đạt mức 40 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang khối ASEAN đạt 17,9 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với 3,87 tỷ USD. Đứng sau là Indonesia với 2,97 tỷ USD; Philippines với 2,92 tỷ USD; Malaysia với 2,61 tỷ USD.

Thái Lan đứng đầu khối ASEAN về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam- Ảnh 1.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam khẳng định được vị trí trên thị trường Thái Lan. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong nhóm có kim ngạch trên 2 tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia đạt 2,56 tỷ USD, sang Singapore với 2,49 tỷ USD. Lào, Myanmar và Brunei là ba thị trường có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong khối với lần lượt 289 triệu USD, 149 triệu USD và 59 triệu USD.

Trong số các thị trường thuộc ASEAN, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Brunei tăng tới 499% so với cùng kỳ năm trước, từ 10 triệu USD cùng kỳ năm trước lên 59 triệu USD. Đứng sau là Singapore với tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia với tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; Philippines với tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan cũng tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, sang Lào tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, sang Malaysia tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước và Campuchia tăng nhẹ 0,09% so với cùng kỳ năm trước. Myanmar là thị trường duy nhất có đà giảm về kim ngạch xuất khẩu khi giảm 40,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về nhập khẩu, nửa đầu năm 2024, Việt Nam chi 22,5 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Thái Lan, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 5,5 tỷ USD, đứng sau là Indonesia với 4,78 tỷ USD, Malaysia với 4,72 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ ba thị trường này đạt tới 15 tỷ USD. Campuchia là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư với 2,69 tỷ USD; tiếp đến là Singapore với 2,48 tỷ USD, Philippines với 1,27 tỷ USD.

Trong nhóm dưới tỷ USD, Việt Nam chi 638 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào, nhập từ Brunei với 261 triệu USD và Myanmar với 156 triệu USD.

Trong 9 thị trường thuộc ASEAN, Brunei là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với tăng 283% so với cùng kỳ năm trước, từ 68 triệu USD nửa đầu năm 2023 lên 261 triệu USD nửa đầu năm 2024.

Malaysia là thị trường có mức tăng trưởng lớn thứ hai với tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là Campuchia tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, Myanmar và Philippines với cùng tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Indonesia và Lào đều tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan lại giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, từ Singapore giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nam Dương (T/h)
Ý kiến của bạn
Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao" Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao"

Việt Nam đã xây dựng được những doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vẫn cần xây dựng chính sách đột phá để hỗ trợ DN "bay cao" và tạo dựng được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu hơn nữa.