Thái Lan lên tiếng về biến thể COVID-19 mới C.36.3
Các chuyên gia y tế Thái Lan đã chỉ ra rằng biến thể C.36.3 mới được phát hiện không phải xuất phát từ Thái Lan và biến thể này đã bị loại khỏi đất nước này.
- Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Biến chủng SARS-CoV-2 Ấn Độ có khả năng lây nhanh hơn biến chủng Anh tới 40%
- Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM: Cách "chặn đứng" sự lây lan của virus SARS-CoV-2, cho dù là biến chủng nào
- Biến chủng virus SARS-CoV-2 mới phát hiện ở Việt Nam có đặc điểm gì khiến số ca mắc tăng nhanh, dịch khó kiểm soát?
Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) đang nghiên cứu một chủng SARS-CoV-2 mới xuất hiện được đặt tên là C.36.3 hay còn gọi là "biến thể Thái Lan".
Y tế Công cộng Anh (PHE) thông báo đã phát hiện 109 trường hợp nhiễm C.36.3, trong đó có 33 ca ở London. Ít nhất 34 quốc gia đã tìm ra các ca bệnh liên quan tới biến thể này bao gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ.
Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đã lên tiếng, bác bỏ thông tin này, thực sự không có biến thể Thái Lan vì biến thể C.36.3 không được tìm thấy do lây nhiễm trong nước mà là ca nhập cảnh. Du khách đến từ Ai Cập là trường hợp duy nhất nhiễm C.36.3.
Các chuyên gia y tế Thái Lan cho biết, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 này chưa được phát hiện trong số các trường hợp lây nhiễm địa phương ở Thái Lan.
Theo Tiến sĩ Wasan Chantratit, người đứng đầu trung tâm về gen của Đại học Mahidol, giải thích rằng Thái Lan đã phát hiện ra chủng C36.3 ở một người đàn ông 33 tuổi khi người này trở về từ Ai Cập vào tháng 1 vừa qua. Người đàn ông đó đã bình phục và biến thể C36.3 đã bị loại khỏi Thái Lan.
Theo Cục trưởng Cục Khoa học Y tế Supakit Sirilak, một cuộc kiểm tra sơ bộ đã phát hiện ra rằng chủng virus mới được đưa vào Thái Lan từ một du khách từ Ai Cập, người đã bị cách ly sau khi nhập cảnh. Có vẻ như nguồn gốc là Ai Cập, vì vậy không thể được gọi là "biến thể Thái Lan".
Tình huống trên làm dấy lên mối lo ngại rằng việc sử dụng địa danh để xác định các biến thể SARS-CoV-2 sẽ tạo ra sự kỳ thị và khiến người dân từ những nơi đó có nguy cơ bị phân biệt chủng tộc hoặc bài ngoại.
PHE cho biết: "Hiện tại không có bằng chứng cho thấy biến thể này gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm cho các loại vắc xin hiện đang được triển khai kém hiệu quả hơn".
Cơ quan này đang thực hiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về tác động của các đột biến đối với virus. Ngành y tế Anh cam kết sẽ có những biện pháp can thiệp thích hợp vì sức khỏe cộng đồng bao gồm cả truy vết và xét nghiệm.
An MaiTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.