Thái Nguyên: Đến Bản Tèn ngắm hoa tam giác mạch.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định, từ nay đến 2025 Thái Nguyên sẽ phấn đấu phát triển thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao, du lịch Thái nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, chất lượng.
Theo đó tỉnh Thái Nguyên sẽ qui hoạch các vùng du lịch trọng điểm để bảo tồn tài nguyên du lịch và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, bảo đảm các tài nguyên được sử dụng hiệu quả. Các sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh Thái Nguyên là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc, du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vùng chè và văn hóa trà, du lịch tâm linh và kết nối các điểm, các tour du lịch trong tỉnh. Đồng thời khuyến khích thu hút đầu tư hạ tầng du lịch như giao thông, khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao…
Để hiện thực hóa mục tiêu này tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, theo đó đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 10%/ năm, đón được trên 3,2 triệu lượt khách, công nhận ít nhất 5 điểm du lịch cấp tỉnh, 5 điểm du lịch cộng đồng, thu hút đầu tư 5.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn, tạo việc làm cho 16.000 lao động, tổng doanh thu từ du lịch đến năm 2025 đạt 3.000 tỷ đồng/ năm. Đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 12%/ năm, kêu gọi đầu tư ít nhất 3 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp; tạo việc làm cho 24.000 lao động và tổng doanh thu từ du lịch đến năm 2030 đạt 6.600 tỷ đồng.
Đến thời điểm này Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khảo sát, xây dựng các tour du lịch sinh thái, du lịch về nguồn gắn với các điểm đến là vùng chè đặc sản của tỉnh như: Không gian Văn hoá Trà Tân Cương (thăm làng chè Tân Cương) - hồ Núi Cốc (đi du thuyền trên hồ Núi Cốc). Không gian Văn hoá Trà La Bằng (thăm làng chè La Bằng) - hồ Núi Cốc (đi du thuyền trên Hồ Núi Cốc) - Không gian Văn hoá Trà Tân Cương (thăm làng chè Tân Cương) - Các điểm di tích thuộc ATK Định Hoá (Nhà trưng bày ATK, di tích nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đồi Tỉn Keo; Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích Khuôn Tát...)
Xóm Bản Tèn xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ là một trong những địa danh du lịch hứa hẹn nhiều tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên, đây là nơi có nhiều đồng bào dân tộc tộc H'mông sinh sống cách trung tâm huyện Đồng Hỷ khoảng 45km. Bản Tèn có hệ sinh thái đa dạng, nơi được biết đến với vùng hoa Tam giác mạch phát triển tự nhiên cuốn hút những người yêu thiên nhiên và du lịch khám phá. Bản Tèn có địa hình tương đối thuận lợi, thời tiết mát mẻ, phong cảnh vẫn giữ vẻ hoang sơ là điều kiện lý tưởng để xây dựng nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách từ mọi miền của tổ quốc. Xuất phát từ những lợi thế sẵn có, thời gian qua UBND huyện Đồng Hỷ đã tìm nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng du lịch, phát triển Bản Tèn trở thành điểm đến của du lịch Thái Nguyên. Mới đây UBND huyện Đồng Hỷ đã có kế hoạch trồng thêm 7ha hoa Tam giác mạch tại Bản Tèn với mục tiêu biến Bản Tèn trở thành vùng hoa Tam giác mạch lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh đó là xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tổ chức các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc H'mông như múa khèn mông, thi nấu ẩm thực, kéo có, đẩy gậy...
Ông Trương Công Hiền, chủ tịch UBND xã Văn Lăng cho biết: Trong thời gian tới chúng tôi sẽ vận động, tuyên truyền trên địa bàn xóm Bản Tèn tích cực trồng hoa Tam giác mạch, vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp để thu hút khách du lịch, khi đồng bào đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế du lịch thì chắc chắn việc phát triển vùng hoa Tam giác mạch tại Bản Tèn sẽ thành công.
Quang HưngDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.