Thái Nguyên: Du xuân những lễ hội ngày đầu năm

Địa phương
10:39 AM 25/01/2023

Thái Nguyên được biết đến là tỉnh có bản sắc văn hoá phong phú, nơi còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống ngày đầu xuân. Mỗi lễ hội đều mang đậm nét văn hoá của người dân địa phương, qua đó du khách thập phương khi đến với các lễ hội sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp truyền thống của đất và người Thái Nguyên.

Đầu tiên là Lễ hội đền Đuổm, đền Đuổm nằm ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25Km, đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. 

Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm nhằm tôn vinh và tưởng nhớ đến Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tại lễ hội đền Đuổm, du khách sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động văn hóa tín ngưỡng như dâng hương hay hát thờ thần.

Lễ hội đền Đuổm có giá trị lịch sử to lớn, đánh dấu thời kỳ nhà Lý củng cố khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên miền núi. Lễ hội thể hiện sự suy tôn của cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc đối với công lao to lớn của tướng Dương Tự Minh trong lịch sử. 

Các hiện tượng trong lễ hội ít nhiều gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, thể hiện ước mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Hơn nữa, lễ hội cũng là môi trường giáo dục hiệu quả về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, giúp tăng cường mối đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong làng, giữa các thôn xóm, gia đình…

Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội đền Đuổm được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL ngày 23/01/2017.

Thái Nguyên:

Du xuân những lễ hội ngày đầu năm. - Ảnh 1.

Nhà thờ Bác Hồ trên đỉnh đèo De - ATK - Định Hoá

Tiếp đến là Lễ hội chùa Phủ Liễn được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm, ngôi chùa này nằm ở phường Hoàng Văn Thụ, trung tâm thành phố Thái Nguyên. Trải qua nhiều lần trùng tu đến nay chùa Phủ Liễn có diện mạo nguy nga, tráng lệ lớn nhất trong các ngôi chùa ở Thái Nguyên.

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm các Phật tử mọi miền của Tổ quốc tề tựu về ngôi chùa này để làm lễ, cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, thêm vào đó du khách thập phương sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hoá của vùng Việt Bắc.

Lễ hội Lồng Tồng ATK - Định Hoá được xem là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người dân Định Hoá. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng ATK Định Hóa được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước cầu cho quốc thái, dân an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. 

Lễ hội mang đậm nét văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc vùng ATK - Định Hoá, tại lễ hội sẽ có nhiều hoạt động văn hoá, các trò chơi dân gian, giới thiệu văn hoá ẩm thực, đến với lễ hội du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm các sản vật địa phương, các món ăn truyền thống của vùng đất ATK - Định Hoá.

Chùa Hang - Kim Sơn Tự nằm ở phường Chùa Hang thành phố Thái Nguyên là ngôi chùa cổ kính nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3km, ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, nằm trong lòng ba ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn. Ngọn núi đứng giữa có tên Huyền Vũ, hai bên là hai ngọn Thanh Long - Bạch Hổ vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa chừng 1000m, diện tích chân núi khoảng 2,7ha.

Hàng năm, từ ngày 19 đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch, diễn ra lễ hội Chùa Hang ở thành phố Thái Nguyên nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, cây cối tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. 

Phần lễ gồm dâng hương, rước kiệu, tạ ơn các vị thần đất, thần sông, thần suối... Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như: tung còn, đi cầu kiều, bắn cung, đẩy gậy, bắt trạch trong chum, chọi gà, tung vòng cổ vịt... cùng các tiết mục văn nghệ, liên hoan văn hóa trà…

Ngày 26/2/1999, chùa Hang Thái Nguyên đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa, Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.

Quang Hưng
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.