Thái Nguyên: Tăng cường công tác hoà giải tại cơ sở
Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết hoà giải quyết tranh chấp tại địa phương, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành văn bản yêu cầu thủ trưởng các sở ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về tiếp công dân, hoà giải tại cơ sở.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu, đảm bảo đầy đủ theo đúng qui định của pháp luật. Chủ động theo dõi nắm chắc tình hình khiếu nại tố cáo tại địa phương, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về tiếp công dân, thanh tra công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực được dư luân và Nhân dân quan tâm, nhằm hạn chế tối đa những phát sinh khiếu nại tố cáo.
Đồng Hỷ là địa phương có nhiều cách làm hay quả trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hàng năm Uỷ ban MTTQ huyện Đồng Hỷ đều xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND các xã trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản, quy định dưới luật. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng các hình thức đa dạng, phong phú bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
Hiện nay, 143/143 xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã thành lập, duy trì tổ hòa giải. Toàn huyện có 1.048 hòa giải viên, trong đó cán bộ mặt trận (trưởng ban công tác mặt trận các xóm, tổ dân phố; đại diện các tổ chức thành viên của mặt trận) là lực lượng nòng cốt. Trong số này có 302 hòa giải viên là hội viên hội phụ nữ, 500 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số. Nhờ được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở đã có những đóng góp tích cực vào quá trình giải quyết các tranh chấp.
Mặc dù đội ngũ làm công tác hoà giải đã nỗ lực, tích cực trong quá trình giải quyết các tranh chấp, song tại một số địa phương trên địa bàn huyện Đồng Hỷ vẫn còn những tranh chấp chưa thể giải quyết dứt điểm. Đơn cử như trường hợp gia đình anh Ngô Văn Báu, xóm Bảo Nang, xã Tân Lợi (Đồng Hỷ) hiện đang phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp đất với gia đình bà Nguyễn Thị Nghĩa, xóm Tân Thành, xã Tân Lợi nhiều năm nay.
Cụ thể, nguồn gốc đất phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp là thửa số 115, diện tích khoảng 800m2. Nguồn gốc đất do bà Dương Thị Dịu, xóm Bảo Nang, xã Tân Lợi khai hoang, sau đó năm 1996 thì bán lại cho ông Ngô Văn Tỵ (xóm Bảo Nang, xã Tân Lợi). Giao dịch chuyển nhượng được bà Dịu viết tay, có chữ ký của ông Hoàng Văn Hữu - chủ nhiệm hợp tác xã Bảo Nang khi đó xác nhận. Sau đó, ông Tỵ cho, tặng lại em trai là ông Ngô Văn Báu (xóm Bảo Nang, xã Tân Lợi) sử dụng ổn định từ năm 1999 đến nay. Tuy nhiên trước yêu cầu không có căn cứ, gia đình anh Báu không đồng ý chấp nhận. Liên quan đến sự việc, UBND xã Tân Lợi đã có buổi làm việc, hoà giải giữa hai bên gia đình.
Tại buổi hoà giải, làm việc, bà Nguyễn Thị Nghĩa không chứng minh hay cung cấp được những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu theo điều 100 Luật đất đai 2013 đối với thửa đất bà Nghĩa đang yêu cầu một phần quyền lợi. Mặt khác, ông Ngô Văn Báu đã đưa ra những cơ sở như giấy mua bán, chuyển nhượng đất. Bên cạnh đó, ông Hoàng Văn Hữu - Chủ nhiệm Hợp tác xã, người chứng kiến và xác nhận giao dịch cũng xác nhận , thời điểm năm 1996, bà Dương Thị Dịu đã đồng ý bán, sang tên thửa đất 115 cho người khác.
Đến nay, sự việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai bên gia đình vẫn chưa thể thoả thuận, hoà giải. Bởi vậy, UBND xã Tân Lợi hướng dẫn hai bên gia đình gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định. Qua sự việc trên cho thấy những khó khăn, phức tạp trong công tác hoà giải tại cơ sở mà những cán bộ làm công tác hoà giải tại địa phương hàng ngày phải trực tiếp giải quyết.
Quang Hưng
Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.