Thái Nguyên đưa nguồn nước sạch đến với đồng bào vùng cao
Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chương trình hành động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là người dân ở các huyện miền núi, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Thái Nguyên. Trong đó Dự án đưa nước sạch đến với các xã ở vùng cao Thái Nguyên đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sach sinh hoạt cở các huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên.
Hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi cung cấp nước sản suất nông nghiệp và sinh hoạt cho các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Theo đó mục tiêu đến hết năm 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ đảm bảo nguồn nước sạch hợp vệ sinh cho 97,1% người dân. Để thực hiện được mục tiêu này Thường trực Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã ban hành Chương trình hành động số 28 về đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho nhân dân và nước sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước đã được để cập chi tiết trong Chương trình này, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc bảo đảm nguồn nước trong tình hình mới, đồng thời hoàn thiện chính sách, thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nguồn nước, quản lý hồ đập.
Tỉnh uỷ Thái Nguyên giao các cơ quan chuyên môn rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, hồ chứa nước đảm bảo khả thi, đồng bộ chính sách. Đa dạng hoá việc thu hút nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm liên kết, kết nối nguồn nước liên tỉnh, liên vùng, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để sửa chữa, nâng cấp. Tập chung thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước và công trình bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ tài chính kỹ thuật, vật tư cho người dân ở các vùng khan khiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai. Bố trí nguồn lực, trước hết là ngân sách nhà nước để nâng cấp bảo đảm an toàn hồ đập, hồ chứa nước trong mùa mưa lũ.
Trung Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 – 2025, đến thời điểm này Dự án đang triển khai thực hiện theo kế hoạch, chủ đầu tư đã thực hiện các thủ tục đấu thầu xây lắp và khởi công xây dựng công trình. Các công trình nước sạch đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nhân dân ở các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên giờ đây đã không còn lo lắng thiếu nước sinh hoạt về mùa khô.
Phương Giao là xã vùng cao của huyện Võ Nhai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sinh hoạt đến nay các xóm của xã Phương Giao đều được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Ông Hoàng Văn Thức, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên địa bàn xã hiện nay có 3 công trình nước sạch, các công trình này cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân, giải quyết được tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt vào mùa khô hạn, đặc biệt là các xóm cùng cao như Là Khoan, Nà Cảnh, Na Bả...
Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Văn Trường cho biết: Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng nguồn nước sạch, giờ đây các cấp chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng nâng cao nhận thức, tự giác tiếp cận thay đổi hành vi, nếp sống mới, góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái.
Đến thời điểm này UBND tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện cấp bù giá nước sạch sinh hoạt theo Quyết định số 801/QĐ-SNN ngày 30/12/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT cho nhân dân vùng nông thôn.
Việc thực hiện cấp bù giá nước sạch đã hỗ trợ đáng kể nhân dân khi sử dụng nước sạch sinh hoạt đồng thời giúp hoạt động cung cấp dịch vụ công của Trạm dịch vụ thuộc Trung tâm vận hành hiệu quả hơn, người lao động phấn khởi vì thu nhập được cải thiện đáng kể.
Quang HưngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.