Tham vọng của doanh nghiệp Việt Nam đủ tầm để vươn ra thế giới
"Giá trị của một doanh nghiệp không phải là những tuyên bố hùng hồn, mà chính là những lợi ích kinh tế, giá trị tăng thêm cho khách hàng, đối tác và góp phần xây dựng giá trị bên vững của doanh nghiệp".
Cuộc đua toàn cầu – Đông Nam Á trong tương quan với các nước phát triển
Châu Á – Thái Bình Dương, với lợi thế dân số trẻ, năng động, và yêu thích công nghệ, đang là khu vực hào hứng nhất trên toàn cầu trong cuộc đua phát triển công nghệ số và dùng công nghệ – kinh tế số như là lợi thế cạnh tranh để phát triển quốc gia. Việt Nam không giấu giếm tham vọng vươn lên tốp đầu trong cuộc đua. Các nước khác ngay trong khu vực Đông Nam Á cũng sớm nhìn nhận vai trò quan trọng của công nghệ số và muốn tận dụng ưu thế của chuyển đổi số toàn diện để "nhảy vọt", đưa quốc gia đột phá để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nền kinh tế phát triển.
Dù tham vọng như vậy, nhưng nhìn rộng ra khu vực và trên toàn cầu, Đông Nam Á, trừ Singapore, vẫn đang đi sau khá xa so với các nước phát triển cả về chiến lược cũng như năng lực thực tế về phát triển công nghệ số và kinh tế số.
Nếu như Đông Nam Á đang ở bước khởi động chuyển đổi số toàn diện các lĩnh vực, thì các nền kinh tế phát triển đã đi vào chiều sâu và đang ở giai đoạn hướng vào xử lý những vấn đề "lõi" của kinh tế số. Về mặt năng lực công nghệ, khởi đầu của công nghệ số vẫn là ở các nước phát triển. Ý tưởng về các mạng xã hội lớn, từ đó tạo ra nguồn dữ liệu người dùng khổng lồ trên toàn cầu, đều bắt nguồn từ Mỹ. Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng khởi đầu từ các nước phương Tây ngay từ những thập niên sau Thế chiến thứ 2. Và AI chỉ có thể bùng nổ khi có nguồn dữ liệu lớn khổng lồ do mạng xã hội; do Internet vạn vật (IoT) mang lại.
Đông Nam Á có thể nhanh chóng học hỏi và tận dụng các công nghệ số mới – vốn lan tỏa nhanh vì không phụ thuộc vào rào cản biên giới. Nhưng về bản chất, Đông Nam Á vẫn là "hưởng lợi", "tận dụng" các cơ hội được mang lại hơn là sáng tạo công nghệ lõi. Các kỳ lân công nghệ của Đông Nam Á, điển hình là Grab của Indonesia, hay VinaGame (VNG) ở Việt Nam, thành công nhờ học hỏi các mô hình kinh doanh mới và chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường nội địa nhờ khả năng am hiểu thị trường khu vực. Nhưng sáng tạo công nghệ mới, tạo ra mô hình kinh doanh mới và mở rộng kinh doanh toàn cầu vẫn tiếp tục là thách thức.
Trong khi khoảng cách về năng lực công nghệ là khó đo đếm, thì khoảng cách về thể chế là rõ ràng hơn khi các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Anh, Úc… thảo luận sớm hơn từ 5-10 năm so với Đông Nam Á và có các bước đi nhằm điều tiết các vấn đề do công nghệ đặt ra. Cụ thể, các vấn đề đã và đang tiếp tục gây tranh cãi nóng bỏng là bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của người dùng trên môi trường số; thuế với các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới; về tài sản số; tin giả, thông tin không chính xác bùng phát trên các nền tảng mạng xã hội và vấn đề đạo đức của AI…
Song song với các chính sách điều tiết thị trường (regulatory policies) như đã nói, đầu tư cho hạ tầng số (trọng tâm là 5G và hạ tầng điện toán đám mây) và nghiên cứu các công nghệ mũi nhọn (sản xuất bộ vi xử lý; mạng viễn thông thế hệ tiếp theo 6G…) vẫn tiếp tục là ưu tiên của các quốc gia này. Ví dụ, trong gói đầu tư lớn cho hạ tầng 1.200 tỉ đô la Mỹ của chính quyền Tổng thống Mỹ, đầu tư cho kết nối Internet là một phần quan trọng. Chưa nói về năng lực sáng tạo công nghệ, với sự đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng kết nối số như vậy của các nước phát triển, tham vọng bắt kịp, ít nhất là về chất lượng hạ tầng, của các nước đang phát triển vẫn là câu hỏi lớn.
Việt Nam – chìa khóa nào cho thành công
Trở lại với Việt Nam, với tiềm lực lớn lao của khu vực tư nhân, từ phía Nhà nước, vai trò lớn nhất là khai mở được nguồn lực này thông qua các lựa chọn chính sách hợp lý. Ngược lại, Nhà nước cần rút lui, không giẫm chân lên những việc doanh nghiệp có thể làm được và làm tốt. Cụ thể, ba ưu tiên của Việt Nam nên là: (1) có chính sách ưu tiên phát triển và đầu tư cho hạ tầng số, gồm hạ tầng kết nối Internet băng thông rộng và 5G, và hạ tầng điện toán đám mây; (2) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, tập trung vào kỹ năng số cho người lao động; và (3) gấp rút hoàn thiện thể chế/pháp lý cho ngành kinh doanh mới, các vấn đề mới trong bối cảnh thương mại và kinh tế xuyên biên giới với các đặc thù của không gian mạng toàn cầu như tài sản số, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thương mại và dịch vụ số xuyên biên giới, tin giả và thông tin không chính xác trên môi trường mạng xã hội.
Và cuối cùng, công nghệ số và kinh tế số là những vấn đề liên ngành nên năng lực phối hợp chính sách giữa các bộ là đặc biệt quan trọng. Chính phủ cần đóng vai trò trung tâm trong việc điều phối, giúp các bộ chủ chốt có sự phối hợp hài hòa trong tiến trình thực thi chính sách.
Doanh nghiệp Việt Nam đủ tầm để vươn ra thế giới
Một ví dụ cụ thể đó là doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT), với lượng vốn hóa vừa và nhỏ nhưng vô cùng tiềm năng.
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.
PGT Holdings nhận thức sâu sắc về để nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp
ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của những giá trị xanh mà doanh nghiệp cần đạt được PGT Holdings luôn nỗ lực cho những giá trị bền vững đó.
Cụ thể, bằng cách này PGT holdings sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Đặc biệt bên cạnh những dự án đang được triển khai hiệu quả, 1 lần nữa PGT Holdings muốn nhất mạnh về dự án tài chính nổi bật doanh nghiệp vô cùng tự hào.
PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.
Cụ thể, tại trong nước PGT Holdings sẽ cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước.
Tại nước ngoài, PGT Holdings sẽ thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT Holdings sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam. PGT Holdings tin rằng sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán, Kết phiên giao dịch ngày 19/1/2023, VN-Index tăng 9,8 điểm lên 1.108,08 điểm. HNX- Index tăng 2,14 điểm lên 219,87 điểm. UPCOM-Index tăng 0,44 điểm lên 73,98 điểm. Về giá trị khối lượng giao dịch đạt gần 13,000 tỷ đồng, riêng tại HOSE tương ứng hơn 11,700 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 795 tỷ trên sàn HOSE.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/1/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá tăng trần: 3,300 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Ngày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".