Tham vọng ngành điện lạnh - điện máy của tỷ phú Long nhìn đối thủ Casper: Từ số 0 đến quy mô gấp ba Hòa Phát chỉ sau vài năm, vượt cả Electrolux

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:07 AM 10/10/2021

Các sản phẩm chủ lực Casper phân phối tại thị trường Việt Nam được sản xuất/lắp ráp tại các nhà máy ở thành phố Rayong và Prachinburi và được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.

Tập đoàn Hoà Phát mới đây đã quyết định mở rộng mảng điện máy khi góp vốn thành lập CTCP Điện máy gia dụng Hòa Phát vốn 1.000 tỷ đồng để thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng. Điều này có nghĩa rằng, Hoà Phát sẽ không chỉ sản xuất điều hoà, tủ đông như quy mô hiện tại mà sẽ mở rộng ngành hàng điện gia dụng, cạnh tranh với các ông lớn trên thị trường như Daikin, LG, Panasonic, Toshiba, Sharp…

Trên thị trường đồ điện gia dụng, ngoài các ông lớn vốn nước ngoài kể trên, có một doanh nghiệp "bé hạt tiêu" nhưng tăng trưởng theo cấp số nhân, dù mới gia nhập thị trường cách đây 5 năm là Casper Việt Nam. Có thể nói trong phân khúc giá, Casper mới chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Điện máy Hoà Phát.

Số liệu của chúng tôi cho thấy, Casper Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh trong 5 năm trở lại đây, giai đoạn 2016-2018 xuất phát điểm của Casper còn khá thấp so với điện lạnh Hoà Phát, tuy nhiên năm 2019 và 2020 công ty này bất ngờ bứt phá mạnh, doanh thu 2020 đạt 3.450 tỷ, gấp 3 lần Hoà Phát.

Tham vọng ngành điện lạnh - điện máy của tỷ phú Long nhìn đối thủ Casper: Từ số 0 đến quy mô gấp ba Hòa Phát chỉ sau vài năm, vượt cả Electrolux - Ảnh 1.

Mặc dù doanh thu khá thấp trong ngành, tuy nhiên điện lạnh Hoà Phát vẫn đạt 142 tỷ lợi nhuận sau thuế năm 2020 - tăng 34% so với năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của Casper năm 2020 chỉ đạt 59 tỷ đồng, bằng 1/3 của điện máy Hoà Phát nhưng so với năm trước cũng tăng hơn 3 lần (yoy).

Casper Regional - Electric (Thailand) Co.,Ltd. được thành lập tại Bangkok - Thái Lan với trụ sở chính đặt tại tòa nhà Bhiraj Tower - thủ đô Bangkok. Các sản phẩm chủ lực của Casper phân phối tại thị trường Việt Nam được sản xuất/lắp ráp tại các nhà máy ở thành phố Rayong và Prachinburi và được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.

Tổng giám đốc Casper Việt Nam - ông Nguyễn Viết Chung sinh năm 1980, tốt nghiệp đại học Ngoại thương, đã từng có thời gian làm việc cho Posco, Samsung,  Sylvania...

Năm 2015, trong một chuyến công tác sang Thái Lan, ông Nguyễn Viết Chung đã tình cờ gặp gỡ và có dịp trò chuyện với ông Pakanut - Giám đốc kinh doanh khu vực - hãng điều hòa Casper Thái Lan lúc bấy giờ, ông Chung đã nhen nhóm kế hoạch đưa thương hiệu này phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Ban đầu, đối tác Thái Lan từ chối vì cho rằng thị trường Việt Nam quá nhỏ và doanh nghiệp của ông Nguyễn Viết Chung còn quá non trẻ. Ông Chung đã thuyết phục đối tác Thái Lan rằng, thị trường Việt Nam không hề thua kém thị trường Thái Lan khi tỷ lệ hộ gia đình chưa lắp điều hòa lên tới 40-50%, đa phần khách hàng có thu nhập trung bình phù hợp với phân khúc giá của Casper.

Sau 5 năm phân phối Casper tại thị trường Việt Nam, Casper đứng top 3 ngành điều hòa, ngành điều hòa máy cơ đứng vị trí số 1, tivi mới ra thị trường một năm đã đứng vị trí số 5 ở thị trường Việt Nam nhờ chính sách bán hàng một đổi một trong một, hai đến ba năm. Trong đó, 1,2/phút là sản lượng điều hòa bán ra trong một phút, mỗi giờ bán ra 20 chiếc tivi.

Giống như điện máy Hoà Phát trước đây chỉ kinh doanh điều hoà và tủ lạnh, tủ đông. Casper Việt Nam trước đây cũng kinh doanh điều hoà là chủ yếu. Từ 2020, Casper phát triển thành công ty điện máy kinh doanh tủ lạnh, ti vi, điều hòa, máy ...

Đại diện công ty cho biết, Việt Nam ba thập kỷ trước phát triển rất nhanh, có năm tăng trưởng 30% ở ngành điều hòa. Dịch bệnh khiến doanh thu kinh doanh các ngành sụt giảm nghiêm trọng. Ngành điện máy cũng giảm nhanh, ngành điều hòa giảm 5% tùy từng tháng, ngành tivi 20 - 25%... Tuy nhiên năm 2020, Casper tiếp tục tăng trưởng dương, tăng 60%.

"Bất kỳ ai cũng có sứ mệnh từ lúc sinh ra, đều có hoài bão, tuy nhiên, đi kèm hoài bão là sợ thất bại. Đa số mọi người coi hoài bão của mình là áp lực, một số khác thông minh hơn coi hoài bão là động lực. Hai cách suy nghĩ đem đến những kết quả khác nhau. Trước đây, Nokia là thương hiệu điện thoại hàng đầu. Tuy nhiên, sau này Apple là thương hiệu hàng đầu toàn cầu. Cách đây 5 năm, Casper chỉ là một thương hiệu nhỏ nhưng không lâu sau đã trở thành top 3 thương hiệu hàng đầu về điều hòa", ông Nguyễn Viết Chung chia sẻ tại sự kiện ra mắt ngành hàng mới của Casper vào đầu năm 2021.

Châu Cao
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.