Thận trọng trong công tác điều hành giá năm 2021
Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường hàng hoá có xu hướng tăng giá vào năm 2021 dựa trên triển vọng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu; lạm phát quay lại khi mà các biện pháp kích thích kinh tế và tài khoá được kỳ vọng sẽ mạnh hơn.
Tại Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo năm 2021" do Học viện Tài chính tổ chức ngày 5/1, các chuyên gia cho rằng, để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao (dưới 4%), công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 cần thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.
Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao vào dịp cuối năm (tết Dương lịch, mùa cưới hỏi, tết Nguyên đán) để hạn chế tăng giá.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Để công tác điều hành giá thị trường được kịp thời, các chuyên gia tham dự Hội thảo cũng cho rằng, cơ quan chức năng cần chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường, nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đồng thời, tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.
Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, thị trường hàng hoá sẽ có xu hướng tăng giá vào năm 2021 dựa trên triển vọng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu, lạm phát sẽ quay lại khi mà các biện pháp kích thích kinh tế và tài khoá được kỳ vọng sẽ mạnh hơn. Các mặt hàng tăng giá trong năm 2021 sẽ tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp và các kim loại cơ bản do nguồn cung thắt chặt... Những vấn đề này sẽ tác động đến tình hình trong nước và nhất là công tác quản lý giá.
Theo ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, trong năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vaccine, đồng thời kinh tế thế giới và trong nước phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ không thể cao hơn so với năm trước, bởi kinh tế trong năm 2021 sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn.
Các chuyên gia nhận định, dù dự báo giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ có nhiều biến động trong năm 2021, nhưng bình quân cả năm chỉ số giá tiêu dùng cũng chỉ sẽ ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.