Tháng 1/2024, Việt Nam chi 250,23 triệu USD nhập khẩu 981.316 tấn ngô
Tháng 1 năm 2024, Việt Nam chi 250,23 triệu USD nhập khẩu ngô các loại, tăng 22% về khối lượng, nhưng giảm 7,1% về kim ngạch so với cùng năm 2023.
Nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1 năm 2024 cả nước nhập khẩu 981.316 tấn ngô, tương đương 250,23 triệu USD, giá trung bình 255 USD/tấn, giảm 27,4% về lượng, giảm 27,9% về kim ngạch và giảm 0,7% về giá so với tháng 12 năm 2023; còn so với tháng 1 năm 2023 thì tăng 22% về khối lượng, nhưng giảm 7,1% về kim ngạch và giảm 23,8% về giá.
Xét về thị trường, Brazil vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp ngô cho Việt Nam, chiếm 73% trong tổng lượng và chiếm 73,9% trong tổng kim ngạch ngô nhập khẩu của cả nước, đạt gần 715.856 tấn, tương đương gần 185,02 triệu USD, giá trung bình 258,5 USD/tấn, giảm 32,6% về lượng, giảm 32,9% về kim ngạch và giảm nhẹ 0,4% về giá so với tháng 12 năm 2023; so với tháng 1 năm 2023 tăng mạnh 53,5% về lượng, tăng 20,2% về kim ngạch nhưng giảm 21,7% về giá.
Tiếp sau đó là thị trường Lào chiếm trên 3% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 32.552 tấn, tương đương gần 8,5 triệu USD, giá trung bình 261 USD/tấn, tăng mạnh 57,2% về lượng và tăng 49% về kim ngạch nhưng giảm 5,2% về giá so với tháng 12 năm 2023; so với tháng 1năm 2023 cũng tăng mạnh 60% về lượng và tăng 20% về kim ngạch nhưng giảm 25% về giá.
Thị trường Achentina đứng thứ 3 đạt 26.460 tấn, tương đương 6,69 triệu USD, giá 252,9 USD/tấn, giảm 67,5% về lượng và giảm 66% về kim ngạch nhưng tăng 4,7% về giá so với tháng 12/2023; giảm 90% về lượng, giảm 92,4% kim ngạch và giảm 24,7% về giá so với tháng 1/2023, chiếm 2,7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.
Nhập khẩu từ các thị trường FTA RCEP 32.785 tấn, tương đương 9,45 triệu USD, tăng 57,9% về lượng, tăng 7,8% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, ngô là loại cây trồng quen thuộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích loại cây trồng này còn nhỏ, năng suất cũng thua xa so với các quốc gia trên thế giới.
Hiện, sản lượng ngô còn khá khiêm tốn so với nhu cầu cần dùng. Thế nên, doanh nghiệp phải nhập lượng hàng lớn về phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như tiêu dùng trong nước.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cũng đề cập tới vấn đề mở rộng vùng sản xuất ngô tại các địa phương, tiến tới dần tự chủ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm lượng hàng nhập khẩu.
Huyền My (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.