Tháng 2/2021, hơn 8.000 doanh nghiệp mới được thành lập
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 2/2021, cả nước có 8.038 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 179.737 tỷ đồng, giảm 12,3% và tăng 85,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, giảm 20,3% về số doanh nghiệp và tăng 15,9% về vốn đăng ký so với tháng 1/2021.
Cụ thể, trong tháng 2/2021, số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 2/2021 là 56.947 người, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 50,9% so với tháng 1/2021. Đồng thời, có 4.604 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2020, 7.699 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2020, giảm 70,1% so với tháng 1/2021).
Cũng trong giai đoạn này, số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 1.752 doanh nghiệp, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 54,1% so với tháng trước. Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 720.407 tỷ đồng (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong đó: số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 334.821 tỷ đồng (tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2020) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động là 385.586 tỷ đồng (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2020) với 6.522 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn. Như vậy, vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng đầu năm, có 18.129 doanh nghiệp thành lập, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 172.844 lao động, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 11.033 doanh nghiệp, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Liên quan đến lĩnh vực hoạt động, số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm giảm ở 12/17 lĩnh vực. Đặc biệt, các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19 bao gồm: nghệ thuật, vui chơi và giải trí (90 doanh nghiệp, chiếm 0,8%, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2020); giáo dục và đào tạo (196 doanh nghiệp, chiếm 1,8%, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2020); dịch vụ lưu trú và ăn uống (486 doanh nghiệp, chiếm 4,4%, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái)...
Bên cạnh đó, có 33.611 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể: 21.636 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 8.380 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, 3.595 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.595 doanh nghiệp, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 bao gồm: sản xuất phân phối, điện, nước, gas; vận tải kho bãi và khai khoáng với tỷ lệ tăng lần lượt là 220%; 53,2% và 50%. Trên cả nước có 5.564 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Anh VũBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.