Thanh Hóa: Công điện khẩn cấp ứng phó siêu bão Noru
Trước dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia về tình hình diễn biến phức tạp của bão số 4, ngày 26/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện số 10/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 năm 2022.
Theo đó, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm đếm, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển vào nơi tránh trú, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.
Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động ứng phó phù hợp.
Các huyện, thị xã, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thực sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ: tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; phân công lãnh đạo, triển khai lực lượng xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
Căn cứ diễn biến và dự báo bão, chủ động cấm biển, cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn; khẩn trương rà soát, kiểm đếm, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi tránh trú (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch).
Kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét,…; chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trước và trong khi bão đổ bộ và mưa lũ…
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các cơ quan đơn vị liên quan, chủ động phối hợp với các địa phương bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, tàu thuyền, hoạt động thủy sản, hệ thống điện, bảo đảm an toàn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Đồng thời, Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa và các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các tàu vận tải; phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các trục giao thông chính.
Đặc biệt lưu ý công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, khách du lịch khi xảy ra bão, lũ. Chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, sẵn sàng sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu và đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Vũ QuỳnhTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.