Thanh Hóa: Đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số
Việc triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, mang lại kết quả to lớn.
Trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển mọi mặt đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện. Nhìn chung các huyện khu vực miền núi Thanh Hóa có nhiều cách làm, bước đi trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững. Trong đó, huyện miền núi huyện Thạch Thành là một trong những địa phương có nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội.
Thạch Thành là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, diện tích tự nhiên khoảng 55.919 ha, dân số 157.266 người, trong đó dân tộc Mường chiếm 51%. Toàn huyện có 21/25 xã, thị trấn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Những năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Thạch Thành luôn đoàn kết, chung sức, chung tay xây dựng quê hương bản làng ngày một ấm no, đổi mới.
Nhiều thanh niên DTTS tiêu biểu trong phát triển kinh tế
Những năm qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tích cực hỗ trợ nhiều thanh niên vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế. Và trên thực tế, thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tại vùng đồng bào DTTS& MN tỉnh Thanh Hóa, thanh niên có trên 130.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ mú và chiếm khoảng 13% tổng thanh niên toàn tỉnh. Phát huy vai trò, tính tiền phong gương mẫu đi đầu của thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên nói chung, thanh niên DTTS huyện Thạch Thành đã và đang mạnh dạn khởi nghiệp, lập nghiệp trên vùng đất khó, góp phần làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Tiêu biểu, ở khu phố Vân Du, thị trấn Vân Du, anh Hà Đức Hưng, sinh năm 1991, dân tộc Mường được bà con khu phố và đoàn viên thanh niên khen ngợi là Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm với các hoạt động của đoàn tại địa phương, đồng thời là Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp sạch từ nuôi lợn, gà và trồng các loại cây ăn quả như mít, dứa, ổi và các loại rau, củ ngắn ngày.
Ở thôn Cẩm Lợi 2, xã Thạch Cẩm, Bí thư chi đoàn Bùi Tiến Dũng phát triển mô hình trồng dưa chuột theo hình thức tưới tự động. Còn ở thôn Bình Sậy, xã Thạch Sơn, anh Dương Ngọc Trường được biết đến là thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu với các sản phẩm tinh dầu, cao tràm, nước súc miệng thảo dược và nhiều sản phẩm thiên nhiên khác...
Trường hiện nay là Giám đốc Công ty CP Befine. Với mong muốn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương và mở rộng quy mô sản xuất, Trường đã xây dựng thêm xưởng chế biến quy mô 5.000 m2 tại thôn Bãi Cháy, xã Thành Vinh và thôn Tân Sơn, xã Thạch Sơn, vùng nguyên liệu tự trồng canh tác sạch rộng hơn 30 ha và vùng nguyên liệu thu mua sả chanh ở các xã Thạch Sơn, Thạch Quảng, Thành Vinh. Ngoài phát triển kinh tế, Trường còn có nhiều đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội, XDNTM ở địa phương...
Phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững
Để đạt mục tiêu chung của Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN; huyện Thạch Thành là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, huyện tập trung quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu.
Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng được tăng cường; lĩnh vực giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; hệ thống chính trị được xây dựng cũng cố và ngày càng phát triển; quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 51,19 triệu đồng/năm, đạt 85,5 % nghị quyết năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, xếp thứ 17 toàn tỉnh và đứng đầu 11 huyên miền núi. Công tác giảm nghèo bền vững được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả cao, toàn huyện có 11 xã NTM, 19 sản phẩm OCOP...
Huyện chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thủ tục, triển khai thi công các dự án; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, đầu tư xây dựng các dự án lớn như: Cụm Công nghiệp Vân Du, Cụm Công nghiệp Thạch Bình, Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Thủy Nguyên tại xã Thành Tâm, Nhà máy giày Thạch Định...
Những kết quả đạt được trong thời gian qua là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của mỗi người dân, trong đó có tầng lớp thanh niên với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm, những tấm gương điển hình trong đồng bào DTTS.
Với quyết tâm chính trị cao, các huyện miền núi, trong đó có huyện Thạch Thành đang phấn đấu về đích huyện NTM vào năm 2025 với các chỉ tiêu cụ thể như: có 100% số thị trấn trên địa bàn (thị trấn Kim Tân và thị trấn Vân Du) đạt chuẩn đô thị văn minh; phấn đấu đô thị Thạch Quảng trở thành đô thị loại V.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Thạch Thành tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước và công tác tuyên truyền, vận động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở.
Thực hiện có hiệu quả cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình MTQG; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện. Huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên các xã, thôn, đặc biệt khó khăn. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường quản lý, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Triều NguyệtTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.