Thanh Hóa: Đẩy mạnh và triển vọng thu hút dòng vốn “ngoại”

Địa phương
11:52 AM 08/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận kết quả hoạt động và thu ngân sách khởi sắc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), làm động lực cho các mục tiêu tăng trưởng. Tiếp tục “trải thảm đỏ” đón những dòng vốn chất lượng cao này, Thanh Hóa đang có những chỉ đạo, hành động mạnh mẽ quyết liệt hơn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 140 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ USD. Với kết quả này, Thanh Hóa hiện đứng thứ 8 cả nước về thu hút những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhằm thu hút những dự án đầu tư tầm cỡ quốc tế, tỉnh đang có những nỗ lực rốt ráo nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho dòng vốn đầu tư này.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh và triển vọng thu hút dòng vốn “ngoại”- Ảnh 1.

Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn chúc mừng đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, PTSC Thanh Hóa hỗ trợ lai dắt chuyến tàu Viễn Thụy Dương cập phao rót dầu không bến thuộc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thành công (tháng 3/2023).

Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Nhà máy xi măng Nghi Sơn... là những công trình có nguốn vốn FDI tầm cỡ, tạo sức hút lớn trong những năm qua. Các dự án này đi vào vận hành không chỉ tạo ra giá trị, doanh thu lớn, đóng góp cao vào tăng trương kinh tế, thu ngân sách và tạo nhiều việc làm, mà còn tạo sức lan tỏa cho hoạt động đầu tư nhiều ngành công nghiệp phụ trợ. Chỉ tính riêng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, trong giai đoạn 2018-2021 đã đóng góp hơn 3,3 tỷ USD cho nền kinh tế trong nước và tiết kiệm hơn 260 triệu USD nhờ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường khác.

Đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã chính thức thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS). Dự án bao gồm 1 nhà máy điện LNG công xuất 1.500 MW; 1 bến cảng nhập khí LNG; đê chắn sóng dài khoảng 1km. Ngoài ra, dự án còn đầu tư các công trình phụ trợ phục vụ cảng LNG, như: kho chứa LNG, trạm tái hóa khí trên bờ sức chưa khoảng 230.000 m3; trạm tái khí công suất khoảng 1,2 triệu tấn /năm; hệ thống đường ống dẫn khí từ trạm tái khí đến nhà máy điện LNG , công suất khoảng 1,2 triệu tấn /năm... Với quy mô dự án dự kiến rộng khoảng 68,2 ha, tổng mức đầu tư hơn 2,4 tỷ USD, đây sẽ là dự án có nguồn vốn FDI lớn thứ 3 tại Thanh Hóa.

Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), cho biết: "Nguồn năng lượng ổn định sẽ là động cơ thúc đẩy và cũng cố vị trí mắt xích quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với hệ thống máy móc tiên tiến vượt bậc và những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong nước. 

Bên cạnh những nỗ lực phát triển kinh tế, NSRP còn có đóng góp đáng kể trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, bao gồm hỗ trợ việc làm và đào tạo cho hơn 2.000 cán bộ, nhân viên, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách tỉnh và quốc gia, đồng thời hợp tác giúp đỡ chính quyền các cấp và các địa phương triển khai những dự án cộng đồng thiết thực và ý nghĩa".

Ngoài ra, Dự án Khu Công nghiệp phía Tây TP Thanh Hóa của Tập đoàn Sumitomo cũng đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục và dự kiến cấp giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2024. Được biết, Tập đoàn Sumitomo Corporation đã thể hiện tâm huyết và sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển và vận hành KCN phía Tây TP. Thanh Hóa, với diện tích phát triển dự kiến là 650 ha và trung tâm tiếp vận, đô thị xung qnanh KCN với diện tích phát triển dự kiến khoảng 168,5 ha. Dự án dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024-2025, với tổng số vốn khoảng 9.500 tỷ đồng (hơn 400 triệu USD).

Thanh Hóa: Đẩy mạnh và triển vọng thu hút dòng vốn “ngoại”- Ảnh 2.

Tàu chở dầu thô cung cấp cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Với tổng diện tích 1.200ha, khu công nghệ - đô thị - dịch vụ này sẽ được bố trí phát triển các ngành công nghiệp tập trung theo hướng công nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao và dịch vụ đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Đây cũng chính là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Do đó nếu khu công nghệ này được Tập đoàn Sumitomo đầu tư thành công, sẽ có nhiều nhà đầu tư thứ cấp từ Nhật Bản sẽ đến hợp tác với tỉnh Thanh Hóa.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Phú Quý (KCNWHA Smart Technology) có tổng diện tích là 540ha do Tập đoàn WHA - nhà phát triển hàng đầu trong lĩnh vực Logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp tai Thái Lan nghiên cứu.

Theo đánh giá của Ban Quản lý KKTNS và các KCN, dự án KCN Phú Quý được kỳ vọng phát huy lợi thế vị trí giao thông quan trọng, là cửa ngõ trung tâm huyện Hoằng Hóa tiếp giáp với TP Thanh Hóa và các huyện phụ cận, là giao điểm tuyến giao thông của các vùng kinh tế, cảng biển, cảng hàng không. Đây được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển công nghiệp, đặc biệt các loại hình công nghiệp nhẹ, ưu tiện công nghiệp công nghệ cao và sẽ tập trung ưu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài với các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường. 

Cùng với năng lực tài chính, kinh nghiệm với hệ sinh thái có sẳn là các nhà đầu tư thứ cấp của Tập đoàn WHA, kỳ vọng sẽ sớm hiện diện một KCN mới hiện đại, tạo ra những giá trị gia tăng cao đóng góp vào cơ cấu và giá trị sản phẩm công nghiệp của tỉnh.

Trong năm 2024, tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng thu hút được trên 20 dự án FDI mới, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,5 tỷ USD; trong đó có một số dự án quy mô lớn như: Nhà máy Điện khí LNG Nghi Sơn (vốn đầu tư đắng ký khoảng 2,5 tỷ USD ), Dự án KCN phía Tây TP Thanh Hóa của Tập đoàn Sumitomo (400 triệu USD); Dự án Trung tâm Thương mại Aeon mall (170 triệu USD), 2 Dự án KCN của Tập đoàn WHA (110 triệu USD)...

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thu hút được 12 dự án FDI, tăng 78,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư đăng ký 177,5 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ; trong đó có 10 dự án FDI trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 dự án trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ...

Với những nỗ lực này, Thanh Hóa kỳ vọng thu hút được 20 dự án có nguồn vốn FDI, trong đó có những dự án lớn, sớm lấy lại sức hấp dẫn thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh ở khu vực miền Trung.

Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão Những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão

Theo các chuyên gia, khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão, người dân cần nhớ và tuân thủ một số lưu ý như: kiểm tra thời tiết, giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, sử dụng đèn chiếu sáng… nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho bản thân và những người xung quanh.