Thanh Hóa: Đề xuất nâng cấp sân bay Thọ Xuân với tổng vốn 8.01 tỷ đồng

Địa phương
08:23 AM 28/03/2025

Trước thực trạng sân bay quá tải, xuống cấp cần sớm được nâng cấp, ảnh hưởng tới an toàn bay, việc huy động nguồn lực tư nhân không chỉ giảm áp lực ngân sách mà còn hướng tới mục tiêu đưa Thọ Xuân trở thành cảng hàng không quốc tế cấp 4E, thúc đẩy kinh tế - du lịch khu vực Bắc Trung Bộ phát triển...

Sân bay Thọ Xuân, hiện do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý, khai thác, là một trong những sân bay lưỡng dụng (quân sự và dân sự) quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ.

Thanh Hóa: Đề xuất nâng cấp sân bay Thọ Xuân với tổng vốn 8.01 tỷ đồng- Ảnh 1.

Cảng hàng không Thọ Xuân

Được đưa vào khai thác dân dụng từ năm 2013, sản lượng khách của sân bay đã liên tục tăng trưởng mạnh, vượt công suất thiết kế 1,2 triệu lượt khách/năm của nhà ga T1. Theo quy hoạch đến năm 2030, sân bay Thọ Xuân sẽ được nâng cấp lên công suất 5 triệu lượt khách/năm, đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực.

Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa rà soát, điều chỉnh các nội dung đề án, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Thực tế những năm qua, Cảng hàng không Thọ Xuân là một trong những sân bay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đóng vai trì quan trọng trong kết nối Thanh Hóa với các trung tâm kinh tế lớn của khu vực Bắc Trung Bộ... Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này cũng đặt ra nhiều thách thức, khi hạ tầng hiện hữu đã quá tải và xuống cấp.

Thanh Hóa: Đề xuất nâng cấp sân bay Thọ Xuân với tổng vốn 8.01 tỷ đồng- Ảnh 2.

Các chuyến bay đi và đến tại Cảng Hàng không Thọ Xuân.

Đứng trước thực trạng đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh Hóa xây dựng đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác sân bay. Đây được xem là bước đi quan trọng nhằm huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, giảm áp lực lên ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án đã gặp không ít vướng mắc, đặc biệt là vấn đề pháp lý liên quan đến khai thác tài sản công, đất quốc phòng và cơ chế đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Mặc dù đề án nâng cấp sân bay Thọ Xuân nhận được sự thống nhất cao từ Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhưng vẫn tồn tại một số thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng tài sản từ ACV cho nhà đầu tư PPP. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước mà không thông qua đấu giá. Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo nguyên tắc "một cảng hàng không, một nhà khai thác". 

Để giải quyết vướng mắc này, UBND tỉnh Thanh Hoá đã đề xuất đánh giá các điều kiện chuyển nhượng tài sản hoặc xây dựng có cơ chế đặc thù cho phép bán tài sản cố định của ACV cho nhà đầu tư.

Để đảm bảo tính khả thi của đề án, tỉnh Thanh Hóa đề xuất sự cần thiết của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan nhằm duy trì hoạt động khai thác trong quá trình nâng cấp, đồng thời điều chỉnh phương án đầu tư PPP cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Bộ xây dựng cũng lưu ý, Luật sửa đổi Luật PPP đã tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước tham gia dự án PPP lên 70%, đồng thời không quy định việc xác định giá trị tài sản công làm phần vốn Nhà nước hỗ trợ dự án. Điều này tạo điều kiên thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, tỉnh cần rà soát lại việc sử dụng tài sản công, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.

Thanh Hóa: Đề xuất nâng cấp sân bay Thọ Xuân với tổng vốn 8.01 tỷ đồng- Ảnh 3.

Hành khách thông qua tại Cảng Hàng không Thọ Xuân.

Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định, Cảng hàng không Thọ Xuân có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà còn tạo động lực để thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Theo đó, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ đạo UBND tỉnh này tiếp tục hoàn chỉnh đề án; chủ động, tích cực đấu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong xử lý tài sản và bố trí nguồn vốn đầu tư để triển khai các bước tiếp theo.

Việc đầu tư nhằm bảo đảm công suất khai thác theo quy hoạch xây dựng đường cất hạ cánh số 2, nhà ga T2 và một số hạng mục khác là cần thiết, với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 8.200 tỉ đồng.

Các hạng mục dự kiến được đầu tư gồm: cải tạo nâng cấp, mở rộng nhà ga T1 đạt công suất 1,5 triệu lượt khách/năm kết nối đồng bộ với nhà ga T2 xây dựng mới; sân đỗ tàu bay mở rộng lên 16 vị trí tàu bay, đáp ứng công suất 5 triệu lượt khách /năm; đầu tư xây dựng mới hệ thống quản lý, điều hành bay (hệ thống ILS, CAT) cho đường cất cánh số 2; đầu tư xây dựng mới nhà ga T2 (ga quốc tế) công suất đáp ứng 3,5 triệu lượt khách/năm, nâng tổng công suất lên 5 triệu lượt hành khách/năm.

Việc nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân là điều vô cùng thiết yếu, vì nằm trong hệ thống cảng hàng không dân dụng và là sân bay quân sự chiến lược của Việt Nam, nó không chỉ có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải hàng không mà còn là sân bay chiến lược bảo vệ vùng trời tổ quốc.


Nguyệt Triều
Ý kiến của bạn
Những chính sách có hiệu lực trong tháng 4/2025 Những chính sách có hiệu lực trong tháng 4/2025

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công...