Thanh Hóa: Dự án nhà máy cán thép 5.500 tỷ đồng được phê duyệt
Với khát vọng thịnh vượng, tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để "cất cánh". Vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã gia nhập CLB 50 nghìn tỷ, từng bước trở thành cực tăng trưởng mới của phía Bắc. Từ Cảng hàng không Thọ Xuân nâng cấp lên quốc tế, Cảng nước sâu đón tàu có trọng tải lớn, đường cao tốc Bắc - Nam chuẩn bị thông xe, đường ven biển khẩn trương triển khai với cơ chế thông thoáng, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân…
Để sớm hiện thực hóa mục tiêu phát triển tại Nghị quyết số 58-NQ/TW, góp phần cùng các tỉnh, thành phố trong vùng thực hiện thắng lợi Nghị Quyết 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cơ hội nổi trội và khác biệt của mình.
Những thành tựu nổi bật nhất năm 2022 là tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Thanh Hóa đang giữ đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng; điều đó cho thấy, Thanh Hóa đã có những bước đi đúng đắn, vững chắc trên con đường trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Khẳng định cho khát vọng bứt phá, vươn lên của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa hiện thực hóa ước mơ về một tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045. Đây là sự kiện quan trọng để tỉnh Thanh Hóa hoạch định các định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, các nhà đầu tư thì minh bạch lựa chọn các điểm đến. Không ít các dự án quy mô lớn, siêu lớn đang đổ bộ vào mảnh đất Xứ Thanh.
Đáng chú ý là Công ty Cổ phần gang thép DST Nghi Sơn được chấp thuận thực hiện dự án Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn, tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn. Với diện tích đất dự kiến sử dụng cho dự án trên khoảng 51 ha, với vốn đầu tư là 5.500 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm trong khu công nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã ký Quyết định số 611/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn. Diện tích đất dự kiến sử dụng cho dự án trên khoảng 51 ha, với vốn đầu tư của dự án là 5.500 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần gang thép DST Nghi Sơn, dự án được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ đầu tư nhà máy luyện cán thép cuộn cán nóng từ nguyên liệu là thép phế liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu công suất 980.000 tấn/năm. Giai đoạn 2 của dự án sẽ đầu tư nhà máy kết cấu thép, sản xuất các sản phẩm kết cấu thép dùng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp, công suất dự kiến 30.000 tấn sản phẩm thép ống, hộp, tôn mạ/năm.
Hiện nay, Công ty cổ phần gang thép DST Nghi Sơn đang khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất…, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thỏa thuận theo quy định; ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án; triển khai thực hiện dự án theo đúng với các nội dung được chấp thuận theo quyết định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao UBND thị xã Nghi Sơn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; đồng thời, rà soát, cập nhật dự án vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, trình duyệt theo quy định. Đồng thời UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, căn cứ các quy định của pháp luật; lập điều chỉnh Quy hoạch phân khu 1/2000 Khu công nghiệp số 4 đảm bảo phù hợp với điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 0/12/2018.
Trong năm 2022, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 271 nghìn tỷ đồng, tăng 54,5% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt hơn 292 nghìn tỷ đồng, tăng 60,9% so với cùng kỳ; nộp ngân sách nhà nước gần 26 nghìn tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 101.600 lao động với thu nhập bình quân 6,7 triệu đồng/người/tháng.
Cũng trong năm 2022, Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thu hút thêm được 20 dự án mới, nâng tổng số dự án đã đăng ký đầu tư lên 705 dự án; có 54 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư.
Năm 2023, Khu Kinh tế Nghi Son và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa hướng tới mục tiêu tổng giá trị sản xuất của các DN đạt 265 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 5.700 tỷ đồng, giải quyết việc làm thêm cho khoảng 10 nghìn lao động.
Những kết quả đạt được nêu trên tiếp tục nhân lên niềm tự hào, cũng cố niềm tin, tạo ra khí thế mới, động lực mới đưa Thanh Hóa lên tầm cao mới.
Triều NguyệtSáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.