Thanh Hóa hỗ trợ 1,2 tỷ đồng về công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng tiếp cận xu hướng chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phục vụ quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Theo Kế hoạch số 292 ngày 07/12/2023, tỉnh Thanh Hóa sẽ dành 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung vốn sự nghiệp trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2023 để hỗ trợ về công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, với nguồn vốn bổ sung 1,2 tỷ đồng, tỉnh Thanh Hóa sẽ dành hỗ trợ hợp đồng tư vẫn cho 9 doanh nghiệp nhỏ và 1 doanh nghiệp vừa trên địa bàn để thực hiện giải pháp chuyển đổi số quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Ngoài ra từ nguồn vốn bổ sung này, tình Thanh Hoá cũng sẽ hỗ trợ 5 doanh nghiệp siêu nhỏ và 10 doanh nghiệp nhỏ về thuê, mua các giải pháp về chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, sản xuất và chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Trong thời kỳ kỷ nguyên số, mọi hoạt động, mọi doanh nghiệp đều thực hiện số hóa để thích ứng với nhu cầu dịch chuyển và thay đổi. Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp còn tạo ra nền tảng giúp cho các chức năng kết nối đa tuyến và đa chiều với nhau trong nội bộ của doanh nghiệp và các tổ chức. Do đó, tiếp cận, ứng dụng công nghệ số sẽ là cơ sở, nền tảng để giải quyết nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị doanh nghiệp, quản lý nhân sự, tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh hay xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa hiện có khoảng 20.500 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97%, công tác quản trị doanh nghiệp, chất lượng lao động, trình độ ứng dụng và đổi mới kỹ thuât công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế.
Việc hỗ trợ về công nghệ, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp thể hiện sự nỗ lực lớn của tỉnh trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó. Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp chủ động đổi mới, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ số, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đưa các sản phẩm sản xuất của địa phương từng bước chiếm lĩnh thị trường.
Yến HoàngTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.