Thanh Hóa: Khẩn cấp xử lý tình trạng nước thấm qua chân đê
Mực nước sông Mã dâng cao nhiều ngày qua đã khiến dọc tuyến đê bảo vệ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều khu vực xuất hiện tình trạng nước thấm qua chân đê, trước tình trạng này, ngay trong đêm 23/9, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo khẩn khắc phục sự cố.
Do mực nước sông Mã lên nhanh đã khiến cho nước tràn qua miệng cống Nổ thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc ngấm vào thân đê. Ngay sau khi phát hiện sự cố, với tinh thần chủ động, kịp thời, quyết liệt, UBND huyện Vĩnh Lộc đã chỉ đạo xã Vĩnh An triển khai phương án “4 tại chỗ”, huy động tối đa lực lượng cùng nhiều vật tư, phương tiện tích cực triển khai khắc phục sự cố, chuẩn bị phương án tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân tại khu vực nguy hiểm. Đồng thời báo cáo kịp thời với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh để có phương án chỉ đạo kịp thời.
Tại hiện trường, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu huyện Vĩnh Lộc, xã Vĩnh An và các xã lân cận huy động lực lượng, phương tiện, vật liệu để khắc phục ngay sự cố. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh huy động 100 cán bộ, chiến sĩ kết hợp với lực lượng địa phương phân công nhiệm vụ tập kết đất, cát, bao tải gia cố ngăn nước tràn qua miệng cống Nổ cũng như tình trạng thấm nước vào chân đê, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân.
Ngay sau chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động 100 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ 5 xã lân cận cùng với nhân dân xã Vĩnh An tập kết đất, cát, bao tải xử lý khẩn cấp sự cố. Mặc dù đêm tối, trời mưa rất to, nhưng với tinh thần khẩn trương, nhanh chóng, lực lượng chức năng cùng hàng trăm người dân xã Vĩnh An vẫn đang nỗ lực xúc đất, tải cát để gia cố đê. Tất cả đều chung tay khắc phục, bảo vệ con đê huyết mạch. Sau nhiều giờ đồng hồ, lực lượng đã cơ bản xử lý được điểm mạch sủi lớn và điểm nước tràn qua miệng cống.
PVTrong tháng 9/2024, tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau bão, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt mức trên 3%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành nông nghiệp vẫn bảo đảm tốt cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...