Thanh Hóa: Kiểm tra công tác ứng phó với bão số 1 tại TP. Sầm Sơn

Địa phương
09:54 AM 18/07/2023

Chiều 17/7, ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 1 tại TP Sầm Sơn.

Tính đến 18 giờ ngày 17/7, TP. Sầm Sơn có 1.576 tàu thuyền với 3.843 lao động đã về bến neo đậu an toàn. Hiện còn 18 phương tiện/144 lao động đang còn hoạt động trên biển. Trong đó, có 4 tàu ở các tỉnh Phú Yên, 6 tàu ở Quảng Bình (khu vực không ảnh hưởng bão số 1), 8 tàu ở vùng biển Thanh Hóa đang di chuyển vào bờ.

Thanh Hóa: Kiểm tra công tác ứng phó với bão số 1 tại TP Sầm Sơn - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra công tác kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền trong Âu tránh trú bão Lạch Hới.

Ngoài ra, còn có 22 phương tiện với 190 lao động đã vào Đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng tránh trú bão an toàn; 12 phương tiện/24 lao động đã vào bờ các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Trong công tác đảm bảo an toàn cho du khách, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Sầm Sơn đã chỉ đạo các xã, phường ven biển và cơ sở lưu trú có biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch; khuyến cáo du khách không tắm biển trong thời gian mưa, bão.

Sau khi đi kiểm tra công tác công tác kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền trong Âu tránh trú bão Lạch Hới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang yêu cầu ngành nông nghiệp, lực lượng bộ đội Biên phòng và TP Sầm Sơn thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ phương tiện tàu thuyền về diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Thanh Hóa: Kiểm tra công tác ứng phó với bão số 1 tại TP Sầm Sơn - Ảnh 2.

Các phương tiện vào Âu tránh trú bão Lạch Hới.

Tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn (kể cả đối với tàu du lịch và vận tải); kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú. Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, thông tin kịp thời đến người dân và du khách để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực có nguy cơ ngập lụt tại đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về đê. Đồng thời, thực hiện nghiêm Công điện số 09/UBND-CĐ ngày 17/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai các giải pháp cấp bách để ứng phó với cơn bão số 1. 

TP. Sầm Sơn tổng hợp số lượng khách du lịch đang lưu trú trên địa bàn; thông tin đến các cơ sở lưu trú để có biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách. Ban quản lý Cảng cá Lạch Hới vệ sinh, sắp xếp khu vực âu thuyền tránh trú bão gọn gàng, khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vào tránh trú; lưu ý công tác bảo đảm an toàn cháy nổ cho phương tiện trong thời gian tránh trú tại âu thuyền.

Vũ Quỳnh
Ý kiến của bạn
WB đề xuất lộ trình để phát triển phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam WB đề xuất lộ trình để phát triển phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam

Theo WB, lộ trình chuyển đổi sang xe điện ở Việt Nam cần tập trung ở 5 trụ cột: sản xuất xe điện, kích cầu tiêu dùng, phát triển hạ tầng sạc, đảm bảo nguồn cung điện, đào tạo nhân lực chất lượng cao.