Thanh Hóa: Niềm tin chiến thắng dịch bệnh Covid-19
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang trải qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Sau một thời gian rất dài tỉnh giữ được thành quả không có ca lây nhiễm trong cộng đồng thì trong nửa cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9 vừa qua, một số địa phương đã phải áp dụng các biện pháp cao nhất, quyết liệt nhất để khống chế dịch, giúp nhân dân quay trở về trạng thái bình thường mới.
Trước làn sóng dịch covid-19 lần thứ 4, tỉnh Thanh Hóa bị tác động sâu sắc và nặng nề trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên với việc chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dụng kịch bản, phương án ứng phó với tinh thần không chủ quan lơ là, mất cảnh giác. Coi trọng nhận diện từ xa, từ sớm, từ cơ sở để chủ động triển khai các biện pháp phù hợp với từng địa bàn. Đảm bảo từng địa phương an toàn để toàn tỉnh an toàn. Thanh Hóa đang kiểm soát dịch hiệu quả trong trận chiến không tiếng súng nhưng đầy cam go. Đối với kẻ thù vô hình này, sự đoàn kết, thống nhất và đồng tình cao của nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp của cấp ủy, chính quyền được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp Thanh Hóa khống chế được dịch bệnh.
Trong lúc này cần nhất là sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị cũng như nhân dân trong tỉnh. Tinh thần đoàn kết phải được khơi thông, phát huy tối đa sức mạnh. Nhân dân, ngoài tinh thần tự giác, luôn chủ động nâng cao biện pháp phòng, chống dịch còn phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, tuyệt đối không hoang mang, gây mất đoàn kết, chia rẻ nội bộ có như vậy mới giữ vững được những thành quả đã đạt được.
Ông Đặng Tiến Dũng – Chủ tịch UBND huyện Như Thanh chia sẻ: Ngay sau khi xuất hiện tình huống liên quan đến các ca bệnh tại huyện Nông Cống. Huyện Như Thanh đã quyết định áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ xã Phú Nhuận; thôn Yên Chung, xã Yên Thọ và thôn Khả La xã Thanh Tân. Đồng thời các biện pháp phòng, chống dịch cũng được thực hiện quyết liệt trên địa bàn toàn huyện. Xây dựng và hoàn thiện các phương án, kịch bản, hành động chi tiết trong đó phương án "truy vết thần tốc" cần phải được đẩy mạnh để tận dụng từng giây, từng phút của thời gian vàng. Truy vết nhanh nhất, triệt để nhất, chính xác nhất các F1, F2, F3. Phương án xét nghiệm được tổ chức ngay, mở rộng đối tượng xét nghiệm với tất cả các nhóm nghi ngờ, nguy cơ vì thường xuyên tiếp xúc nhiều người. Vì sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt và nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân trong huyện cho nên, đến thời điểm hiện tại về cơ bản tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, huyện đã trở về trạng thái bình thường mới.
Phương châm của tỉnh Thanh Hóa là bằng mọi cách sớm khống chế, kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống của người dân và mọi hoạt động của xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Bởi vậy, tỉnh yêu cầu đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền phải có tầm nhìn bao quát, xuyên suốt, phải biết xây dựng các phương án, kế hoạch "tác chiến" chống dịch một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm dân cư, địa lý, kinh tế, xã hội, phong tục văn hóa và tình hình dịch tễ ở địa phương; đồng thời biết bố trí, sử dụng các lực lượng, đội hình chống dịch một cách hợp lý; có sự phân công, phối hợp rõ ràng, hiệu quả của các thành phần tham gia chống dịch gắn với trách nhiệm của mỗi cá nhân trên từng vị trí công tác. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì mỗi cấp phải làm việc của mình, cấp trên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới, cấp dưới báo cáo, đề xuất cấp trên, ai vào việc đấy, đúng vai thuộc bài, không ai làm thay ai, tất cả phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Biến nguy thành an, biến khó thành dễ, bị động thành chủ động từ đó đưa ra phương án, quyết sách phù hợp với diễn biến mới của tình hình dịch bệnh. Phải xác định mỗi người dân là một mắt xích và phường, xã là một chuỗi gắn kết các mắt xích đó lại với nhau thành một thể thống nhất, bền vững, tạo đà cho công tác phòng chống dịch đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Kết quả chống dịch của Thanh Hóa là tự hào, đáng khích lệ khi chúng ta đã kiểm soát được các ổ dịch. Các địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thư tướng Chính phủ đã trở lại trạng thái bình thường mới. Khi mỗi xã phường, thôn xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sỹ, đoàn kết, đồng thuận dưới sự chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cấp ủy chính quyền thì chúng ta có quyền tin tưởng về một chiến thắng dịch bệnh trong tương lai không xa.
Yến HoàngTheo WB, lộ trình chuyển đổi sang xe điện ở Việt Nam cần tập trung ở 5 trụ cột: sản xuất xe điện, kích cầu tiêu dùng, phát triển hạ tầng sạc, đảm bảo nguồn cung điện, đào tạo nhân lực chất lượng cao.