Thanh Hóa: Phấn đấu thêm 1 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới

Địa phương
12:04 PM 28/02/2024

Theo kế hoạch số 511/KH-UBND tỉnh ban hành ngày 23/02/2024 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 1 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã và 30 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận.

Dự kiến nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 là 7.507,44 tỷ đồng (trong đó ngân sách Nhà nước trực tiếp cho chương trình là 4.899,644 tỷ đồng, chiếm 65,26%; vốn huy động từ cộng đồng dân cư (bao gồm tiền mặt và giá trị ngày công lao động, vật tư, vật liệu, hiến đất) 1.095,207 tỷ đồng, chiếm 14,59% và còn lại vốn lồng ghép, tín dụng, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã).

Thanh Hóa: Phấn đấu thêm 1 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn Nông thôn mới- Ảnh 1.

Thanh Hóa phấn đấu trong năm 2024 có thêm 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tuy nhiên, Thanh Hóa là tỉnh có số xã xây dựng NTM nhiều nhất cả nước, trong đó có trên 1/3 số xã là xã miền núi, 102 xã 30a, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các huyện miền núi; nhu cầu đầu tư cho Chương trình ở vùng miền núi lớn trong khi huy động nguồn lực khó khăn. Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ra đời đặt ra nội hàm rộng, yêu cầu ngày càng cao; doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít. Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở các xã khu vực miền núi còn hạn chế.

Để tháo gỡ các khó khăn và hoàn thành được mục tiêu trên ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm; Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng NTM với mục tiêu và các giải pháp cụ thể, phân công nhiệm vụ chi tiết cho các ngành, các cấp; đồng thời có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo, triển khai, tháo gỡ khó khăn, trong đó, tập trung cao cho phát triển sản xuất theo hướng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở hợp tác, liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng; tiếp tục chỉ đạo xây dựng NTM cấp thôn, bản đối với các xã miền núi; tăng cường chỉ đạo thực hiện tiêu chí môi trường, coi đây là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng của xã NTM.

Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng NTM năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; chú trọng thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn về việc thực hiện chương trình.

Lấy nội dung tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân làm khâu đột phá, xây dựng cảnh quan, diện mạo nông thôn đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, xanh, sạch, đẹp làm điểm nhấn…

Đồng thời, tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa một cách hiệu quả, thiết thực để thực hiện chương trình; khẩn trương tổ chức triển khai các nhiệm vụ, nội dung được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp năm 2024 ngay từ đầu năm, đảm bảo hoàn thành và giải ngân trước ngày 31/12/2024; thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn với 2 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thuộc chương trình theo hướng chất lượng, bền vững, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.

Các ngành thành viên Ban chỉ đạo cần phải sâu sát cơ sở, tăng cường làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, giúp các địa phương thực hiện có hiệu quả các nội dung, tiêu chí cũng như sớm hoàn thành đạt chuẩn xã NTM.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có những giải pháp căn cơ và cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; chú ý duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn; triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM...

Có như vậy mới tạo ra sức bật mới cho chương trình và phong trào xây dựng NTM ngày càng thực chất, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nông dân.

Yến Hoàng
Ý kiến của bạn
WB đề xuất lộ trình để phát triển phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam WB đề xuất lộ trình để phát triển phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam

Theo WB, lộ trình chuyển đổi sang xe điện ở Việt Nam cần tập trung ở 5 trụ cột: sản xuất xe điện, kích cầu tiêu dùng, phát triển hạ tầng sạc, đảm bảo nguồn cung điện, đào tạo nhân lực chất lượng cao.