Thanh Hóa: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn!

Tiêu dùng và Tiếp thị
02:29 PM 03/09/2020

Với tiềm năng du lịch đặc sắc mang tính đặc thù về văn hóa và tự nhiên, Thanh Hóa có thế mạnh nổi trội trong phát triển du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch biển. Đây là lợi thế tạo nên thương hiệu riêng có của Thanh Hóa.

Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế về du lịch, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, Thanh Hóa đang hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng cho kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời nâng tầm Thanh Hóa trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của vùng Bắc Trung Bộ; phát triển thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ vào những năm 2030 và trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước sau những năm 2030. Tạo biến đổi về chất cho du lịch Thanh Hóa, đồng thời bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững.

Điều này càng được khẳng định sau 3 năm tỉnh Thanh Hóa thực hiện QĐ số 209-QĐ/TU ngày 27/5/ 2016 về "Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020" và QĐ số 1554/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh về "Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn" trong phát triển kinh tế của tỉnh và đã đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Nâng cao tính chuyên nghiệp

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, thì tính chuyên nghiệp trong kinh doanh và du lịch của Thanh Hóa vẫn chưa cao và chưa thật sự bền vững. Theo các chuyên gia về du lịch, đó có thể là do nhận thức xã hội, năng lực quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế, công tác đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là từ nguồn ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu, môi trường du lịch còn nhiều hạn chế, vấn đề xử lý rác thải tại các khu du lịch chưa được sự quan tâm giải quyết có hiệu quả…

Thanh Hóa: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn! - Ảnh 1.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa.

Trên cơ sở các quan điểm chung theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; căn cứ các đặc điểm riêng của vùng Bắc Trung Bộ và tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu tổng quát đối với phát triển du lịch Thanh Hoá sẽ gồm:

Phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ: Với tiềm năng về tài nguyên du lịch và lợi thế so sánh cùng với những cơ hội phát triển; bởi trên thực tế, Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ vào những năm 2030 và trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước sau năm 2030.

Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ nói chung: Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển Thanh Hóa trở thành điểm đến hàng đầu của Việt Nam về du lịch lịch sử - văn hóa. Tập trung đầu tư xây dựng Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn của vùng Bắc Trung Bộ; TP. Thanh Hóa và Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch gắn với đô thị giàu bản sắc văn hóa tầm cỡ trong vùng; và các tổ hợp dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế…

Tăng cường thu hút các nguồn lực

Để nâng cao chất lượng du lịch, thu hút du khách đến với Thanh Hóa, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch ông Phạm Nguyên Hồng xác định: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030, du lịch được xác định là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Trước hết, cần nâng cao nhận thức đúng về du lịch; hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý và đẩy mạnh đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế du lịch; phát triển sản phẩm - thị trường du lịch; tăng cường liên kết, phối hợp liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo tồn các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.

Phải xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa, mục tiêu đầu tư để Thanh Hóa trở thành điểm đến hàng đầu, khai thác hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, nhất là người dân địa phương.

Thanh Hóa: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn! - Ảnh 2.

Vườn quốc gia Bến En.

Chú trọng và phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa; có khả năng cạnh tranh cao. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mũi nhọn, có thế mạnh. Từng bước hình thành hệ thống các khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch biển; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu di sản, với sản phẩm, điểm đến Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Phủ Trịnh, An Tiên, Đền Sòng… Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng gắn với văn hóa, lối sống, tìm hiểu văn hóa, lối sống ẩm thực, làng nghề. Quan tâm phát triển sản phẩm du lịch khác, du lịch Sông Mã, du lịch nông nghiệp, xây dựng thành công thương hiệu du lịch Thanh Hóa.

Phát triển toàn diện và bền vững

Tại cuộc hội thảo "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", được tổ chức ngày 4/7/2020, Thanh Hóa đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ và Bến En vào danh mục khu du lịch quốc gia trong điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cùng với một số cơ chế đặc thù, đồng thời ưu tiên tăng kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch quốc gia như đã nêu trên, nhằm tập trung phát triển trở thành thương hiệu quốc gia và tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển du lịch trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa và khu vực…

Chủ động thực hiện liên kết du lịch Thanh Hóa với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội; kết nối TP. Thanh Hóa với Sầm Sơn và các địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế du lịch và đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, tăng trưởng du lịch và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng. Đây chính là chìa khóa của sự thành công trong kinh doanh, phát triển du lịch hiện nay, cũng chính là chiến lược phát triển du lịch bền vững của Thanh Hóa trong các năm tiếp theo" - ông Phạm Nguyên Hồng chia sẻ./.

Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.