Thanh Hóa: Thu hút gần 55 triệu USD vốn đăng ký đầu tư trong tháng 8
Tình hình kinh tế tỉnh Thanh Hóa tháng 8 tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, giải ngân vốn đầu tư công đạt nhiều kết quả tích cực… Tuy nhiên, thu ngân sách nhà nước lại giảm 50% so với cùng kỳ.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa, văn phòng UBND tinh cho biết, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định.
Một số lĩnh vực kinh tế của Thanh Hóa tăng trưởng nhẹ như nông nghiệp tháng 8 tăng 2,23%, có 14/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ tăng 3,4%. Tổng thu du lịch trong tháng 8 của Thanh Hóa cũng tăng 6,6% so với cùng kỳ, vận chuyển hành khách tăng 15,5%, doanh thu vận tải tăng 17,1%; thành lập mới doanh nghiệp tăng 73,3% so với cùng kỳ.
Đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong tháng 8, Thanh Hóa có thêm 13 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 9 sản phảm OCOP cấp tỉnh. Lũy kế toàn tỉnh Thanh Hóa đến nay có 12 đơn vị cấp huyện, 359 xã đạt chuẩn NTM; 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 534 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Trong lĩnh vực đối ngoại và xúc tiến đầu tư, trong tháng 8, tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 1 dự án trực tiếp trong nước và 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 195 tỷ đồng và 45,8 triệu USD.
Lũy kế 8 tháng năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 59 dự án đầu tư trong nước, 16 dự án có sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư và 12 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế tháng 8 của Thanh Hóa còn có những khó khăn, hạn chế như: Thu ngân sách nhà nước tiếp tục giảm mạnh, cụ thể so với tháng 8 năm 2022 giảm tới 50%, nhất là số tiền sử dụng đất giảm 68,1%, thuế bảo vệ môi trường giảm 41,2%.
Tại phiên họp, liên quan đến các dự án đầu tư chậm tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các đơn vị, ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ. Đồng thời, yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước tại tửng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế; đẩy nhanh việc tính tiền sử dụng đất; đôn đốc các khoản nợ kéo dài, quá hạn, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.
Trong báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công giữa kỳ trung gạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 14/8/2023, tỉnh Thanh Hóa đã phân bổ được 33.642,883 tỷ đồng trên 47.968, 432 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh được cấp, đạt 70,1% kế hoạch giải ngân.
Theo đó, tổng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2023 được bố trí cho 14 ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung cao nhất là lĩnh vực giao thông chiếm 26,2%, nông nghiệp chiếm 8%.
Tính đến ngày 14/8/2023, tỉnh Thanh Hóa đã phân bổ được 33.642,883 tỷ đồng ngốn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Ước tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 200 dựn án, góp phần cải thiện kết cấu hạn tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023 ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng; như Dự án Đường giao thông từ trung tâm TP. Thanh Hóa nối với đường giao thông từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn; Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 47 đến đường Hồ Chí Minh, huyện Thọ Xuân; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa…
Năm 2023, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao là 12,505 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương hơn 8.805 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương hơn 3.699 tỷ đồng.
Mặc dù tỉnh Thanh Hóa có nhiều cố gắng, nhưng kết quả thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 các dự án chưa đảm bảo theo Chỉ đạo số 04 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, còn nhiều khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời tiến độ thi công nhiều dự án trọng điểm.
Để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới, Thanh Hóa sẽ siết chặt hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, thường xuyên rà soát tiến độ giải ngân của từng dự án để kịp thời có phương án xử lý… Đồng thời, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong thời gian tới.
Triều NguyệtTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.