Thanh Hóa: Tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch

Tiếp thị số
03:17 PM 24/04/2023

Hiện nay, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch đang trở thành xu thế tất yếu, góp phần quan trọng để du lịch cả nước, trong đó có du lịch Thanh Hóa, phát triển. Quảng bá du lịch qua nền tảng số được xem là con đường nhanh nhất để đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đến gần với du khách trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, việc truyền thông, quảng bá du lịch chủ yếu được thực hiện trực tiếp thông qua việc tổ chức các hội thảo, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, trải nghiệm về du lịch, thì những năm trở lại đây, đặc biệt sau ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xu hướng quảng bá du lịch đã chú trọng đến việc sử dụng các nền tảng xã hội, hệ thống mạng internet và các thiết bị thông minh.

Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch  - Ảnh 1.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Thọ Xuân

Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch với các hoạt động như: số hóa di sản, số hóa ẩm thực, các sản phẩm du lịch số, thanh toán không dùng tiền mặt, vé điện tử…

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh là một trong những địa điểm du lịch được chọn để thực hiện chuyển đổi số. Du khách tới tham quan sẽ được thuyết minh viên hướng dẫn cài đặt ứng dụng MobiFone Smart Travel. Trong điều kiện không có thuyết minh viên, bảng hướng dẫn chi tiết được đặt ngay tại vị trí trung tâm - Ngọ Môn của khu di tích - sẽ giúp du khách có thể cài đặt và sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng. 

Ứng dụng MobiFone Smart Travel tích hợp những thông tin cơ bản về điểm di tích Lam Kinh với những hình ảnh được tái hiện sinh động, hoàn chỉnh và sẵn sàng trên các kho ứng dụng của Apple Stone, Google Play Store. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, du khách có thể tìm kiếm, lựa chọn và trải nghiệm không gian ảo của khu di tích.

Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch  - Ảnh 2.

Hướng dẫn viên đang hướng dẫn khách tham quan tìm kiếm thông tin qua chuyển đổi số tại Thanh nhà Hồ. Ảnh: TTV

Trên thực tế, trước khi triển khai dự án Sản phẩm du lịch thông minh, Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuyển đổi số hoạt động du lịch. Từ năm 2009, Ban quản lý đã xây dựng trang Web riêng, đăng tải các thông tin, hình ảnh, video clip… liên quan đến Khu di tích lên nền tảng internet. Thông qua trang Web này, du khách có thể tìm hiểu thông tin về khu di tích, đặt vé tham quan từ trước.

Ngay trong những ngày đầu tháng 4 vừa qua, tại thành phố biển Sầm Sơn, Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa ra mắt công trình "Thanh niên chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử văn hóa, du lịch". Công trình này được Tỉnh đoàn kết hợp với Công ty truyền thông số ADV thực hiện số hóa trên nền tảng Website VR, cung cấp thông tin về 8 điểm di tích lịch sử cấp quốc gia và tổng quan du lịch của thành phố Sầm Sơn.

Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch  - Ảnh 3.

Hướng dẫn viên đang hướng dẫn khách tham quan tìm kiếm thông tin qua chuyển đổi số tại Khu di tích Lam Kinh

Việc số hóa, tích hợp thông tin, hình ảnh về các điểm di tích trên nền tảng này mang đến trải nghiệm thực tế ảo 360 độ, cho phép người sử dụng nhanh chóng tiếp cận thông tin về các địa điểm, xem toàn cảnh của địa điểm một cách trực quan. Ngoài ra các đoàn viên thanh niên thành phố Sầm Sơn cũng đang tiếp tục rà soát, tổng hợp dữ liệu, tích hợp lên mã QR Code hoặc các nền tảng số những địa điểm khác của thành phố vào danh sách quảng bá du lịch. 

Chị Ngô Thị Ánh, Bí thư Đoàn Thanh niên thành phố Sầm Sơn, cho biết đây là công trình có ý nghĩa thiết thực trong truyên truyền giới thiệu, quảng bá về lịch sử văn hóa và tổng quan du lịch của thành phố Sầm Sơn.

Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cũng là một trong những đơn vị tích cực chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Ngoài việc hợp tác với MobiFone thực hiện dự án sản phẩm du lịch thông minh, trung tâm Hướng dẫn viên đang hướng dẫn khách tham quan tìm kiếm thông tin qua chuyển đổi số tại Thanh nhà Hồ đã lắp đặt tại mỗi điểm di tích của Khu di sản Thành Nhà Hồ một Maker, tích hợp mã QR Code. Khi du khách quét mã QR Code, có thể cập nhật ngay các thông tin liên quan, giúp việc quảng bá thông tin về Thành Nhà Hồ trở nên dễ dàng.

Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch  - Ảnh 4.

Hướng dẫn viên đang hướng dẫn khách tham quan tìm kiếm thông tin qua chuyển đổi số tại Thanh nhà Hồ

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cũng đang tiến hành số hóa các hiện vật tại gian trưng bày, sau đó chuyển sang lưu trữ ở dạng file mềm trên các nền tảng số. Điều này cho phép phục vụ nhanh chóng nhu cầu lưu trữ, tìm hiểu thông tin của cán bộ, nhân viên Trung tâm cũng như du khách. 

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cũng cho biết thêm hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã cung cấp phần mềm Quản lý hiện vật và các di tích, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đang tích cực triển khai ứng dụng.

Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch  - Ảnh 5.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch với các hoạt động như: số hóa di sản, số hóa ẩm thực, các sản phẩm du lịch số, thanh toán không dùng tiền mặt, vé điện tử… Điều này sẽ mang đến những thuận tiện cho du khách trong quá trình trải nghiệm các hoạt động du lịch.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động du lịch là giải pháp quan trọng để ngành du lịch Thanh Hóa hoàn thành mục tiêu đón trên 12 triệu lượt khách trong năm 2023, trong đó có hơn 610 nghìn lượt khách quốc tế.

Với những tín hiệu đáng mừng thời gian qua, việc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch Thanh Hóa hứa hẹn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch đề ra trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.