Thanh Hóa: Trường Đại học Hồng Đức cùng kết nối và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ngày 8/9, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức hội nghị Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, hợp tác xã, làng nghề trên cả nước và tổng kết quá trình thực hiện các nội dung của nhiệm vụ 844( Mã số 844.NV04.ĐHHĐ.11-23).
Hội nghị thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước và quốc tế từ các vườn ươm, các làng đổi mới sáng tạo, các hội, hiệp hội, các cơ quan Trung ương, địa phương và các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, hội nghị lần này cũng thu hút hàng trăm các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, các tổ chức đoàn thể các cấp, các thầy, cô giáo từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và gần 300 sinh viên của Trường Đại học Hồng Đức.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức cho biết, thực hiện nội dung Hợp đồng số 11/2023/HĐ-DDA844 ngày 10/3/2023 giữa Trường Đại học Hồng Đức với Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ về việc thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại bộ, ngành, địa phương, Tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" thuộc Đề án 844, thời gian qua Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức thành công các khóa đào tạo chuyên sâu về "Khai thác và vận hành các dịch vụ chính của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo".
Khóa đào tạo thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng, bao gồm cán bộ cơ hữu của Trung tâm, đội ngũ giảng viên nguồn về giảng dạy, cố vấn "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", sinh viên Trường Đại học Hồng Đức, đại diện các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức "Triển lãm Techfest Đổi mới sáng tạo mở" với sự tham gia của hơn 40 gian hàng. Các gian hàng đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Nữ Doanh nhân tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh, các Trung tâm đổi mới sáng tạo, trên 10 startup đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Thừa Thiên - Huế, một nhà đầu tư quốc tế và một startup quốc tế đến từ Singapore, cùng với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, hợp tác xã và làng nghề.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", Trường Đại học Hồng Đức đã đạt được những kết quả nổi bật, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và trong khu vực.
Tại hội nghị, các chuyên gia trong và ngoài nước đã trình bày 6 chuyên đề về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái và các công cụ, mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
TS. Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đã trình bày tham luận "Vai trò của đổi mới sáng tạo mở với Doanh nghiệp và cơ hội, thách thức cho Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường Đại học Hồng Đức trong bối cảnh đổi mới sáng tạo mở tại các doanh nghiệp". Tham luận đã làm rõ tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo mở, những thách thức cũng như cơ hội cho các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cụ thể là Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường Đại học Hồng Đức.
Ông Anderson Tan, Giám đốc Công ty Accelebator, Singapore đã trình bày tham luận "Bối cảnh của hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực châu Á". Tham luận cung cấp cái nhìn toàn diện về hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực, từ đó giúp người nghe hiểu rõ hơn về cách các hệ sinh thái khác nhau phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu phụ trách các hoạt động nghiên cứu, tư vấn chuyên sâu về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Công ty BambuUP - là doanh nghiệp hướng tới việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam bằng cách kết nối doanh nghiệp với các giải pháp sáng tạo tiên tiến trình bày tham luận "Các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và mô hình điển hình trên thế giới", giúp người nghe hiểu về các thành phần cấu thành hệ sinh thái KNST và những mô hình điển hình đã thành công trên thế giới.
Ông Lucas Cheong, nhà sáng lập UnravelX, startup từ Singapore, tham gia tham luận: "AI tạo sinh trong đào tạo khởi nghiệp: Chuyển đổi phương pháp học tập cho thế hệ doanh nhân tiếp theo", giới thiệu cách trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) đang thay đổi cách đào tạo thế hệ doanh nhân tương lai và những ứng dụng sáng tạo mà công nghệ này mang lại trong lĩnh vực khởi nghiệp...
Trong khuôn khổ chương trình, cũng đã diễn ra ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức với các đối tác: Hiệp hội Nữ Doanh nhân tỉnh Thanh Hóa; Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa; ký kết biên bản làm việc với UnravelX Private Limited; Ký kết hợp tác với Công ty TNHH 3G Cộng; ký kết hợp tác với Công ty CP Thiết bị Giáo dục Hồng Đức.
Cũng trong dịp này, Trường Đại học Hồng Đức sẽ tổ chức giới thiệu và phát động Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo về Chuyển đổi số trong thích ứng biến đổi khí hậu".
Vũ QuỳnhKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.