Thanh Hóa: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh COVID-19

Địa phương
09:21 AM 15/09/2021

Từ đầu năm 2021 đến nay, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 này, ngoài chỉ đạo kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, kinh doanh dịch vụ cũng như trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa (TTTT) đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hệ thống quản lý điều hành điện tử thống nhất trong các cơ quan Nhà nước; xây dựng và triển khai hoạt động ứng dụng CNTT bảo đảm phù hợp với định hướng chung của tỉnh.

Ngoài việc đẩy mạnh triển khai các nền tảng ứng dụng do Bộ TT&TT xây dựng như: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã QR Code; Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến; Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19… Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa cũng đã xây dựng và triển khai các giải pháp công nghệ hiện đại nhằm góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Ứng dụng Apps Smart Thanh Hóa

Nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như đưa chuyên trang về phòng, chống dịch COVID-19 và ứng dụng "Smart Thanh Hóa" vào thực tiễn. Triển khai đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm phòng, chống, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 trong doanh nghiệp; hệ thống Robot call (tổng đài tự động) truy vết phòng, chống dịch COVID-19; hệ thống camera giám sát tại các cơ sở cách ly tập trung... Đến nay, trung bình có khoảng 400 lượt truy cập vào hệ thống/ ngày.

Thanh Hóa: Vận dụng và phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Được ứng dụng trên các thiết bị di động thông minh dùng hệ điều hành Android và iOS, khi cài đặt Apps Smart Thanh Hóa, người dân có thể theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh của thế giới, trong nước và địa phương; đồng thời cập nhật liên tục các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh Thanh Hóa về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, người sử dụng có thể nắm được thông tin về lịch sử di chuyển của ca bệnh cũng như các trường hợp liên quan, thông tin vùng cách ly y tế, chốt kiểm soát... để không di chuyển đến các điểm đỏ, tránh lây nhiễm dịch.

Phần mềm này cũng cho phép người dân phản ánh về các trường hợp nghi mắc COVID-19 hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… Bên cạnh đó, phần mềm cũng giúp nhà quản lý tăng cường kiểm soát thông tin mạng để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận về tình hình dịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ứng dụng Smart Thanh Hóa cũng hỗ trợ công tác giám sát các đối tượng cách ly tại nhà theo quy định thông qua việc định vị vị trí trong khu vực giám sát và khai báo y tế định kỳ, cung cấp các chức năng, tiện ích để tương tác giữa người dân và chính quyền về hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng và các dịch vụ thành phố thông minh nói chung.

Đến thời điểm hiện tại có gần 18.000 lượt người tải ứng dụng này trên các thiết bị di động.

Bản đồ số kiểm soát dịch bệnh Thanh Hóa

Thanh Hóa: Vận dụng và phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 2.

Cung cấp thông tin dịch tễ COVID-19 trên bản đồ số giúp người dân không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch trên địa bàn tỉnh thông qua các số liệu và hình ảnh trực quan để người dân theo dõi, tìm kiếm thông tin theo thời gian thực. Các số liệu trên bản đồ bao gồm các thông tin về cơ sở cách ly tập trung, các chốt kiểm dịch, danh sách các bệnh nhân F0, khu phong tỏa, địa điểm bệnh nhân đã đến trong 14 ngày, địa điểm khai báo y tế, điểm xét nghiệm theo quy định... Bên cạnh đó, bản đồ cung cấp các số liệu theo thời gian thực về tình hình dịch bệnh theo từng địa phương, số liệu cách ly tại nhà. Qua đó, dễ dàng xác định vị trí trên bản đồ để liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện trao đổi, khai báo y tế khi di chuyển về từ các địa phương có dịch.

Hệ thống phần mềm phòng, chống, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 trong doanh nghiệp

Thanh Hóa: Vận dụng và phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 3.

Giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh để có giải pháp phòng ngừa; thực hiện tổng hợp, báo cáo cho ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 các cấp.

Sở TTTT đã ký thỏa thuận hợp tác với đơn vị triển khai phần mềm; bố trí cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tiếp nhận; cài đặt phần mềm và tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ UBND các huyện triển khai.

Tính đến ngày 14/09/2021 có 207/13.785 doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm trên hệ thống.

Hệ thống Robot call (Tổng đài tự động) truy vết phòng, chống dịch COVID-19

Hằng ngày tổng đài tự động sẽ tự động gọi điện thoại tới người dân trong diện F1, F2 (F1 gọi 01 lần/ngày; F2 gọi 02 lần/ngày) để khảo sát dịch tễ và hướng dẫn cài đặt ứng dụng Bluezone. Các cuộc gọi được thực hiện hoàn toàn tự động và sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, có khả năng xử lý được hàng trăm nghìn cuộc gọi mỗi ngày. Thông qua kết quả các cuộc gọi sẽ đưa ra danh sách những người đang cách ly tại nhà có những biểu hiện bất thường như ho, sốt… (nếu có), giúp cơ quan y tế xử lý kịp thời.

Sở TTTT phối hợp với Mobifone Thanh Hóa, Sở Y tế vận hành hệ thống từ ngày 11/07/2021. Hàng ngày, số liệu của Hệ thống được báo cáo về CDC tỉnh. Tính đến ngày 14/09/2021, hệ thống Robot Call đã thực hiện 22.780 cuộc gọi khảo sát tình trạng sức khỏe đến đối tượng F1, F2; 6.803 cuộc gọi vào khai báo y tế; 25.083 cuộc gọi từ chiến dịch hỏi thăm sức khỏe những ca F1,F2 đã khai báo; có 279 cuộc gọi đến có dấu hiệu bất thường;  Hàng ngày hệ thống này đã phát hiện những trường hợp bất thường và kịp thời báo cáo CDC để có giải pháp xử lý

Hệ thống Camera giám sát tại các cơ sở cách ly tập trung

Giúp các cơ quan quản lý, giám sát hoạt động, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định tại các khu cách lý tập trung. Có giải pháp kịp thời trong những tình huống khẩn cấp tại các khu cách lý tập trung. Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh đã lắp đặt, kết nối lên hệ thống tập trung các camera giám sát của Trung ương được 46/56 điểm cách ly tập trung (với 157/243 camera được lắp đặt).

Thanh Hóa: Vận dụng và phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 4.

Áp dụng Phòng học không giấy trên nền tảng Công nghệ thông tin tại các cuộc họp

Cùng với những hoạt động trên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh đã chỉ đạo phân loại các tình huống để áp dụng triển khai hội họp, làm việc trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã; áp dụng "Phòng họp không giấy" nhằm giảm văn bản hành chính trong mỗi cuộc họp, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp, tăng cường sự tương tác giữa các thành viên dự họp trên nền tảng CNTT, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành... Đồng thời, tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp người dân, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ thủ tục hành chính ở mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng và không mất thời gian chờ đợi, tránh tụ tập đông người góp phần thực hiện thành công mục tiêu phòng, chống dịch.

Đặc biệt, ở những địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều thực hiện làm việc trực tuyến tại nhà trên nền tảng CNTT, trừ các trường hợp công việc thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới phải đến làm việc tại công sở. Hoạt động này được các cơ quan, đơn vị đánh giá cao và là giải pháp tối ưu vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, vừa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả công việc, duy trì hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị.

Với ngành giáo dục, trước thực trạng giáo viên, học sinh không đến trường dạy và học tập trung do ảnh hưởng của dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh tăng cường áp dụng hình thức dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình; khuyến khích giáo viên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội zalo, zoom để hướng dẫn, kiểm tra học sinh học tập tại nhà.

Thanh Hóa: Vận dụng và phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 4.

Dạy, học trực tuyến trên nền tảng Công nghệ thông tin đang là giải pháp tối ưu để không làm gián đoạn chương trình giáo dục đối với những đơn vị trường không thể tổ chức dạy, học tập trung do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho hay: Để ứng phó với đại dịch COVID-19 trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn và áp lực; đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm học mới dưới nhiều hình thức, trong đó có việc dạy học trực tuyến trên nền tảng CNTT. Năm học mới 2021-2022 đã bắt đầu, tuy nhiên vẫn còn không ít trường chưa thể tổ chức dạy học tập trung, vì vậy ngành đã chỉ đạo các nhà trường kích hoạt hệ thống dạy học online. Vẫn biết nhiều địa phương, trường học, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ gặp khó khi triển khai nhiệm vụ này, nhưng đây đang giải pháp tối ưu để không làm gián đoạn chương trình giáo dục khi học sinh không học tập trung tại trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Có thể thấy, việc phát huy tối đa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà còn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện những ca bệnh trong cộng đồng, song tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Đây vừa là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động, kịp thời, quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và cũng là kết quả của việc ứng dụng CNTT trong thực hiện "mục tiêu kép", vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Vũ Quỳnh
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.