Thành phố Thái Nguyên: Điểm đến của các nhà đầu tư
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định: Giai đoạn 2021 – 2025 thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về hạ tầng, quy hoạch, đất đai, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực. Khuyến khích và ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ, các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, giải quyết việc làm. Đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố đến 2025.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, được xác định là trung tâm vùng Việt Bắc, trong những năm qua nhiều dự án trọng điểm được khởi công xây dựng như Dự án Chương trình đô thị miền núi phía bắc, Dự án phát triển tổng hợp đô thị động lực… đã làm thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố "thép" anh hùng.
Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – Thành phố Thái Nguyên thuộc Chương trình phát triển đô thị quốc gia cho giai đoạn 2009 – 2020, đây là dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cở sở hạ tầng và dịch vụ đô thị của người dân thành phố Thái Nguyên thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị cơ bản, cải thiện vệ sinh môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Dự án có tổng mức đầu tư là 1.843,576 tỷ đồng ( trong đó vốn vay Ngân hàng thế giới WB là 1.283, 406 tỷ đồng, vốn đối ứng là trến 560 tỷ đồng).
Dự án này có 13 hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó có 02 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022, một trong những công trình để lại dấu ấn, có thiết kế độc đáo và giải quyết ùn tắc giao thông của thành phố Thái Nguyên đó là Dự án xây dựng nút giao khác cốt đường Thống Nhất và đường Việt Bắc, dự án có tổng mức đầu tư trên 224 tỷ đồng, vận tốc thiết kế Vtk = 60km/h, khi đưa vào sử dụng công trình này đã cơ bản giảm thiểu ùn tắc giao thông, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông khi di chuyển qua nút giao này.
Thêm vào đó Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực là một dự án trọng điểm của thành phố Thái Nguyên, mục tiêu của dự án này là cải thiện khả năng tiếp cận hạ tầng đô thị, cải thiện quy hoạch và quản lý đô thị. Tổng nguồn vốn để thực hiện dự án này là 100 triệu USD ( trong đó vốn vay Ngân hàng thế giới là 57 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng). Dự án có 09 hạng mục công trình, đến nay đã có 03/09 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự kiến đến cuối năm 2023 phấn đấu sẽ hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình.
Những dự án phát triển đô thị có số vốn đầu tư nghìn tỷ đã tạo điểm nhấn về kiến trúc, từng bước làm thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố Thái Nguyên, xứng đáng với vị thế của đô thị trung tâm vùng Việt Bắc. Với quyết tâm xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành đô thị thông minh, sáng, xanh, sạch, đẹp thân thiện với môi trường, trong những năm qua thành phố Thái Nguyên đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Tuệ, Phó chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên cho biết: Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi đến với thành phố Thái Nguyên, đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, chủ động thông tin, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của thành phố đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố luôn khuyến khích và ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu đô thị, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Từ nay đến 2025 chúng tôi tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm của thành phố.
Quang HưngTheo Bộ Công Thương, dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ.