Thanh toán không tiền mặt bùng nổ, ngân hàng chớp cơ hội ứng dụng công nghệ mới
Thanh toán không tiền mặt trong thời gian tới sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, kể cả khi đại dịch đi qua vì người dân đã dần quen với những tiện ích mà các dịch vụ tài chính 4.0 mang lại. Đặc biệt, thanh toán qua thẻ tín dụng vẫn được ưa chuộng do nhiều ưu đãi, cho phép người dùng được chi tiêu trước trả sau, dễ dàng tối ưu quản lý tài chính và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay khi cần.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối quý 2 năm nay, số tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại hệ thống tổ chức tín dụng đã lên tới hơn 107,4 triệu tài khoản, tăng hơn 3,2 triệu tài khoản so với quý 1 và tăng xấp xỉ 7 triệu tài khoản so với cuối năm 2020. Đây là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng, vì vậy không có gì lạ khi con số này cao hơn cả dân số Việt Nam, do có người mở tới 2-3 tài khoản khác nhau tại ngân hàng.
Không chỉ tăng về số lượng tài khoản, số tiền gửi thanh toán của người dân vào ngân hàng cũng tăng mạnh, đạt mức hơn 754,7 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% trong 6 tháng đầu năm và đã tăng gấp rưỡi kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Số lượng thẻ ngân hàng cũng tăng mạnh thời gian qua. Tại thời điểm cuối quý 2/2021, số lượng thẻ nội địa đang lưu hành đạt tới 98 triệu thẻ, tăng 4 triệu thẻ so với đầu năm. Thẻ quốc tế (trong đó đa số là thẻ tín dụng) tăng mạnh, đạt hơn 20 triệu thẻ vào cuối quý 2/2021, tức tăng 3 triệu thẻ so với đầu năm.
Bức tranh trên cho thấy, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân đã tăng cao rõ rệt trong thời gian qua. Trước các đợt giãn cách kéo dài cũng như khuyến cáo hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, người dân đã dần quen với việc mua hàng online, thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ….online thông qua thẻ, ngân hàng số, ví điện tử thay vì dùng tiền mặt như trước đây.
Theo dự báo của các chuyên gia, thanh toán không tiền mặt trong thời gian tới sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, kể cả khi đại dịch đi qua vì người dân đã dần quen với những tiện ích mà các dịch vụ tài chính 4.0 mang lại. Đặc biệt, thanh toán qua thẻ tín dụng vẫn sẽ được ưa chuộng do nhiều ưu đãi, cho phép người dùng được vay trước trả sau, dễ dàng tối ưu quản lý tài chính và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay khi cần.
Nắm bắt xu hướng này, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã triển khai loạt chương trình ưu đãi đối với sản phẩm thẻ tín dụng như hoàn tiền, tích điểm đổi quà,…Đây cũng vốn là những cách quen thuộc để ngân hàng hút khách từ trước đến nay.
Người tiêu dùng hiện nay cũng có xu hướng "soi" rất kỹ để chọn một vài loại thẻ để sử dụng thường xuyên, vừa tiện lợi, an toàn mà còn có thể tối ưu lợi ích, khi chi tiêu càng nhiều trên một loại thẻ thì ưu đãi càng lớn.
Trên thực tế, việc mở tài khoản ngân hàng đã được các ngân hàng đơn giản hóa trong thời gian gần đây thông qua công nghệ eKYC. Tuy nhiên, việc đăng ký mở thẻ tín dụng tại hầu hết nhà băng vẫn còn khá phức tạp khi phải chứng minh thu nhập, nộp hồ sơ và chờ đợi phê duyệt khá lâu từ 1-2 tuần. Điều này vô tình khiến nhiều khách hàng cảm thấy e ngại mở thẻ tín dụng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, dù họ cũng đang thực sự rất cần đến loại thẻ này để mua sắm trả góp.
Hiểu được điều này, VIB đã áp dụng quy trình duyệt hạn mức và cấp thẻ hoàn toàn trực tuyến cho tất cả các dòng thẻ tín dụng, cho phép khách hàng có thể mở thẻ mà không phải đến chi nhánh ngân hàng, cũng không cần gặp nhân viên hay hồ sơ giấy tờ. Cụ thể, khách hàng chỉ cần đăng ký mở thẻ qua ứng dụng MyVIB, nhập thông tin theo mẫu và nhận kết quả phê duyệt hạn mức tín dụng đến 200 triệu đồng sau 30 phút. Sau khi nhận thông tin thẻ tín dụng qua ứng dụng MyVIB, khách hàng có thể bắt đầu chi tiêu ngay dù chưa cầm thẻ vật lý trên tay. Để làm được điều này, ngân hàng đã tiên phong trên thị trường về việc kết hợp công nghệ xác thực eKYC, Big data và AI (trí tuệ nhân tạo) để việc phê duyệt yêu cầu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng mà vẫn có độ tin cậy cao.
Bên cạnh việc rút ngắn quy trình cấp thẻ, từ nay đến 31/12/2021 khách hàng mở thẻ tín dụng VIB còn được hoàn đến 1,5 triệu đồng khi mở mới và đạt mức chi tiêu với Online Plus từ 5 triệu đồng trong vòng 45 ngày kể từ ngày mở thẻ. Riêng thẻ Online Plus 2in1, chủ thẻ sẽ được hoàn 100% phí thường niên khi chi tiêu qua Grab từ 1 triệu đồng trong vòng 30 ngày kể từ khi mở thẻ. Các chủ thẻ thỏa mãn điều kiện chương trình CitiZen sẽ được hưởng ưu đãi miễn phí thường niên thẻ trọn đời và hoàn tiền lên đến 3 triệu đồng.
Nhu cầu chi tiêu của từng khách hàng ngày nay rất đa dạng, có người thích mua sắm quần áo, mỹ phẩm, có người chi tiêu nhiều cho nhà hàng, cũng có người chuyên dùng thẻ tín dụng để đặt phòng khách sạn, du lịch,…Bởi vậy, chọn ra một loại thẻ phù hợp với nhu cầu là rất quan trọng.
VIB hiện có nhiều loại thẻ tín dụng với tính năng chuyên dùng phù hợp với từng nhu cầu nhóm khách hàng. Chẳng hạn, mới đây, nhà băng này tiếp tục ra mắt dòng thẻ mới là VIB Family Link – dòng thẻ tín dụng đồng hành cùng con của VIB và Visa. Theo đó, khách hàng có thể tích điểm gấp 16 lần và không giới hạn cho các chi tiêu gắn kết gia đình, nhận được 100.000 điểm thưởng vào ngày sinh nhật của con, nhận học bổng cho con khi có mức chi tiêu cao,…. Riêng chi tiêu tại các lĩnh vực giải trí cho trẻ nhỏ, y tế, giáo dục và chi tiêu ăn uống cuối tuần, điểm thưởng này là 20. Đặc biệt, nếu vợ và chồng cùng mở thẻ và đăng ký liên kết thì lợi ích trên mỗi ưu đãi sẽ được nhân đôi, ngược lại, phí thường niên giảm còn 50% trọn vòng đời của thẻ.
Những sáng kiến vượt trội như trên đã giúp VIB dẫn đầu thị trường về công nghệ thanh toán trong thời gian gần đây. Theo International Finance, VIB là một trong những đơn vị hoạt động mạnh mẽ nhất trong mảng thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tạp chí quốc tế này đánh giá cao nỗ lực của VIB trong việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên khu vực Đông Nam Á phát hành dòng thẻ tích hợp cả hai tính năng riêng biệt bao gồm thẻ tín dụng và thẻ thanh toán. Nhà băng này cùng vừa được Tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng – The Banker vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Ngân hàng số năm 2021".
Ánh DươngDự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.