Thành ủy Vĩnh Yên: Giao ban Nội chính và phòng chống tham nhũng quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2021
Bảo đảm an ninh trật tự gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đó là yêu cầu của Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Hoài Nam tại hội nghị giao ban Nội chính và phòng chống tham nhũng quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022 của Thành ủy Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Hoài Nam cho biết, quý I/2021, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được giữ vững. Các đơn vị trong khối Nội chính đã chủ động phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nổi bật là bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các ngày lễ lớn, nhất là thời gian diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Tết nguyên đán Tân Sửu 2021; các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các hoạt động chính trị, xã hội; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các phương án, kế hoạch phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm. Công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch.
Trong quý, thành phố đã tiếp 22 lượt công dân; tiếp nhận 21 đơn khiếu nại, đề nghị, kiến nghị, thành phố đã chỉ đạo xem xét, giải quyết đảm bảo các quy định pháp luật.Công an thành phố đã phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai hiệu quả kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cầm đồ, "tín dụng đen" trên địa bàn. Đã triệt xóa 10 ổ nhóm hình sự, 09 ổ nhóm TNXH về cờ bạc; điều tra làm rõ 91/99 vụ phạm tội về TTXH.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố đã thụ lý 82 tin báo; công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân thành phố thụ lý và giải quyết đạt 75% các vụ án hình sự. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách tư pháp.
Tại hội nghị, các đai biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác nắm tình hình; việc triển khai công tác bầu cử; công tác quản lý, xử lý vi phạm đất đai, công tác giải phóng mặt bằng, công tác phòng, chống dịch bệnh…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Nguyễn Hoài Nam yêu cầu các cơ quan trong khối Nội chính tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương gắn với chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp.
Đối với nhiệm trọng tâm trong quý II, các cơ quan trong khối cần tập trung lực lượng, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Phó Bí thư Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh.Chủ động nắm tình hình, phân tích, dự báo, tham mưu cấp ủy, chính quyền xây dựng các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cùng với đó, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu, nội dung đã ký cam kết.
Tăng cường tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến cầm đồ, tín dụng đen, cướp giật, trộm cắp tài sản, xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đẩy nhanh tiến độ tổ chức cấp căn cước công dân gắn chip điện tử; tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra nhằm chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai, tạo niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước… là những nội dung được Phó Bí thư Nguyễn Hoài Nam đề cập tại cuộc họp.
PVTheo nghiên cứu về nền kinh tế số Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.