Tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động lưu thông hàng hóa
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, nhiều địa phương trên cả nước đã có những biện pháp mạnh, phòng chống dịch cao nhất. Nhưng việc này cũng làm tắc nghẽn sự thông thương hàng hóa giữa các vùng kinh tế.
Doanh nghiệp khóc ròng
Trong cuộc đời kinh doanh vận tải, ông Nguyễn Mạnh Hà- Giám đốc Công ty vận tải Hoàng Hà chưa bao giờ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi trong những ngày điều hành cho xe qua chốt chống dịch.
Nhiều doanh nghiệp vận tải cũng kêu than dù có QR code luồng xanh nhưng vẫn bị chặn đường vào Hà Nội vì không được xếp vào danh mục hàng thiết yếu. nhiều của ngõ vào Thủ đô cũng quá tải, tắc nghẽn kéo dài đến hàng chục cây số để thông chốt.
Xe chở hàng bị yêu cầu quay đầu tại chốt kiểm soát. Ảnh Tiền Phong
Một số doanh nghiệp phản ánh, khi làm xết nghiệp tại một số cơ sở y tế tư nhân đã không được công nhận (doanh nghiệp không biết kiểm tra âm tính Covid-19 ở đâu và Giấy xác nhận có thời hạn bao lâu). Trong khi đó thời gian nhận kết quả PCR mất nhiều thời gian, đơn cử như CDC Hải Dương và các điểm xét nghiệm quá tải với việc xét nghiệm phòng chống dịch nên không thể đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm của các doanh nghiệp và lái xe.
Đỉnh điểm hơn, ngày 26/7, luồng xanh quốc gia đã "vỡ trận" ở tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh khi các địa phương này đồng loạt yêu cầu lái xe phải có xét nghiệp âm tính với SAR-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Thậm chí Hải Phòng còn yêu cầu lái xe vào thành phố phải cách ly đủ 14 ngày; xe vào Quảng Ninh phải xét nghiệm nhiều lần tại mỗi điểm đến trong tỉnh.
Tại cửa ngõ Hải Phòng, xe tải chở hàng ách tắc cả chục km. Các Hiệp hội vận tải sôi sục gửi công văn kiến nghị khắp nơi, đề nghị thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là không kiểm tra xe chở hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trên các tuyến, chỉ thực hiện kiểm tra tại điểm giao nhận.
Ở các tỉnh phía Nam, doanh nghiệp cũng kêu khó trong việc lấy Giấy chứng nhận tại các điểm xét nghiệm; Việc yêu cầu kết quả âm tính của lái xe khi vào Thành phố Hồ Chí Minh gây tăng chi phí bán hàng, thời gian dẫn đến tăng chi phí bán hàng của doanh nghiệp; Tình trạng bị động trong công tác điều phối xe vận chuyển hàng hóa do khâu kiểm soát Giấy chứng nhận âm tính thủ công gây ùn tắc hàng hóa, không đảm bảo quy định 5K.
Tháo gỡ cho lưu thông hàng hóa
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu các địa phương tiếp tục yêu cầu kết quả xét nhiệm âm tính với Covid-19 như một "giấy thông hành" trong thời dịch bệnh thì nguy cơ đứt gãy chuỗi vận tải, tắc nghẽn lưu thông hàng hóa và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
PGS, TS,Phạm Thế Anh, Trưởng bộ mô Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, vai trò của chính quyền địa phương có tính chất quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu kép, bảo đảm sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa.
"Những ách tắc vừa qua không hẳn do Covid-19, mà do sự phối hợp chưa tốt giữa các tỉnh, thành phố trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Người đứng đầu địa phương chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch nên nhiều nơi áp dụng cấp độ cao nhất trước biến thể virus mới", ông Anh cho biết thêm.
Bộ Công Thương đang tích cực tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất lưu thông, tiêu thụ nông sản cho các địa phương vùng dịch.
Để đảm bảo mục tiêu kép vừa quyết liệt chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ, Bộ Công Thương đang tích cực các nhiệm vụ được giao để tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản cho các địa phương vùng dịch.
Để làm tốt hơn nữa, Bộ Y tế cần có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa các địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh việc mỗi địa phương tự áp dụng một cách như hiện nay. Chỉ đạo và huy động các đơn vị có năng lực xét nghiệm Covid- 19 hỗ trợ các tỉnh có dịch bảo đảm phục vụ tối đa nhu cầu xét nghiệp của đội ngũ lái xe, áp tải hàng.
Bộ GTVT phối hợp Bộ công có phương án rút ngắn thời gian phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng hóa (khi có đầy đủ giấy tờ phòng chống dịch theo quy định) làm các thủ tục kiểm tra tại các chốt, trạm kiểm soát; bên cạnh việc tạo "luồng xanh" có phương án tạo luồng "ưu tiên đặc biệt" để các phương tiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương thuộc Chương trình Bình ổn thị trường (trong và ngoài vùng có dịch), được lưu thông nhanh nhất, kịp thời phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Trương HưngSáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.