The Economist: Liệu các nước nghèo có hưởng lợi từ thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu?
Câu trả lời là có, nhưng không nhiều như họ mong đợi. Các nước giàu vẫn sẽ được lợi hơn.
Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu của G7 là nỗ lực cải cách hệ thống thuế toàn cầu, đặc biệt đối với những gã khổng lồ xuyên quốc gia. Cải cách đặt ra những quyền hạn thu thuế cao để chống lại những thiên đường thuế với mức thuế thấp.
Thỏa thuận này cũng yêu cầu chính phủ từ cả các nước giàu hay nghèo phải tiến tới một đồng thuận. 139 quốc gia thương thảo tại một hội nghị do các nước OECD giàu có chủ trì, vẫn chưa đi đến kết luận. Một vài nước nghèo lo ngại đề xuất này có phần quá phức tạp, thiếu mềm dẻo và bất công.
Hiện, các nước đang phát triển mong chờ nguồn thu nhập công, vốn phụ thuộc trên hết vào thuế doanh nghiệp. Vào 2017, hơn 19% nguồn ngân sách mà các nước châu Phi thu về là từ thuế doanh nghiệp. Trong khi đó, con số ở các quốc gia thành viên OECD là 9%. Điều này một phần là do một bộ phận kinh tế phi chính thức lớn tại các quốc gia này khiến các chính phủ thu được ít hơn từ thuế thu nhập cá nhân.
Hệ thống thuế toàn cầu hiện hành khiến các nước nghèo thiệt theo hai đường. Đầu tiên, các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận của họ sang các thiên đường thuế, lấy đi nguồn thu của các nước nghèo. Rồi luật lại trao quyền đánh thuế về nước nơi các công ty này đóng trụ sở chính, vốn thường là các nước giàu.
Theo khảo sát do Petr Jansky thuộc Đại học Charles và Javier Garcia-Bernardo của Tax Justice Network, ngân sách từ thuế của các nước nghèo bị giảm đến 5% so với hệ thống đánh thuế lợi nhuận dựa trên địa điểm xuất phát nguồn thu của các công ty, các nhân viên công ty và lương của họ. Ngược lại, các nước giàu chỉ thu ít hơn 1% từ nguồn này.
Những cải cách đang được thảo thuận và nhận ủng hộ từ chính quyền Biden, sẽ chuyển quyền đánh thuế một phần lợi nhuận của doanh nghiệp và chấp thuận một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, có lẽ rơi vào mức 15%.
Những nước nghèo cũng muốn đối phó với tình trạng né thuế như các nước giàu. Thế nhưng, nguồn tiền và nhân sự thiếu thốn khiến họ khó có thể tham gia vào thỏa thuận. Mặc dù các nước nghèo đại diện đến 22% các thành viên tham gia thương thảo, nhưng chỉ chiếm 5% thành viên tham gia những cuộc hội đàm quan trọng.
Ngoài ra, nhóm này cũng gặp những hạn chế ở khả năng quản lý thuế và truy phạt né thuế. Vào 12/5, Diễn đàn Quản lý Thuế châu Phi (ATAF), đã lên tiếng phê phán ý tưởng chuyển quyền đánh thuế lợi nhuận của các tập đoàn đa lên các cơ quan cao hơn là "quá đỗi phức tạp". Thay vào đó, họ đề xuất chỉ cần chuyển một phần lợi nhuận tổng đi là được.
Một lo ngại nữa là thỏa thuận mới này sẽ chỉ mang tính hình thức. Chính quyền Biden đã đưa ra một tiến trình giải quyết tranh chấp "ràng buộc, không tùy nghi" để đảm bảo với các công ty rằng họ sẽ không bị đánh thuế nhiều lần. Nhưng, một số quốc gia nghèo sợ sẽ ở vào thế yếu trong các phán quyết giải quyết tranh chấp, và nhìn nhận những phán quyết áp dụng rộng này là một quyết định quá liều lĩnh.
Mặt khác, mức thuế tối thiểu có thể đe dọa đến mô hình thu hút đầu tư bằng thuế thấp của nhiều quốc gia. Song, mức thuế tối thiểu 15% vẫn nằm dưới mức thuế hiện hành của phần đa các nước nghèo, nên khả năng thu hút của họ vẫn còn. Mức sàn toàn cầu có thể khuyến khích một số quốc gia đi ngược lại hướng đó, khiến họ mạnh dạn nâng thuế cao hơn với những khoản lợi nhuận được ghi nhận tại nước mình.
Có lẽ nỗi lo lớn nhất là các nước giàu sẽ nhận về được phần lớn lượng thuế lợi nhuận từ các thiên đường thuế, trong khi các nước nghèo chỉ lấy lại được vài đồng lẻ. Vào tháng 10, OECD ước tính rằng việc rời quyền thu thuế một số công ty có thể nâng nguồn thu từ thuế doanh nghiệp tại các nước nghèo lên 1% (một đề xuất mới hơn từ chính quyền Biden cũng cho con số tương tự).
Một chuyên gia thương thảo cho các nước gia châu Phi gọi đây là “thảm họa đối với các nước đang phát triển”. ATAF cho rằng cần phải cho thêm nhiều công ty vào danh sách, và giảm mức trần thu này từ 20 tỷ euro (24 tỷ USD) xuống 250 triệu euro.
The Economist nhận định, khó mà hình dung các nước giàu đồng ý với quyết định này. Tác động gián tiếp của đề xuất thuế toàn cầu tối thiểu ở mức 15% này có thể làm tăng thêm 2 - 4% đối với nguồn thu từ thuế doanh nghiệp tại các nước nghèo. Kể cả vậy, các nước giàu vẫn "ăn đậm" hơn.
Thiên MinhTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.