Thế giới 24h qua

Quốc tế
08:00 AM 23/05/2020

Renault có thể "biến mất", Hoa Kỳ gây áp lực lên WHO, cuộc đua tìm kiếm vắc-xin COVID-19 và vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Pakistan đang là những tin chính trong 24h qua trên thế giới.

     

    Renault có thể sẽ chỉ là “ký ức” nếu không sớm nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Pháp. Hãng xe hơi với tuổi đời lên đến hơn hai thế kỷ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, hiện đang cầu cứu sự giúp đỡ từ chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron và đối tác Nissan của Nhật Bản.

    Bộ trưởng tài chính của Pháp, Bruno Le Maire, cho biết nhà sản xuất ô tô đang gặp "khó khăn tài chính nghiêm trọng". Các nhà sản xuất xe hơi đang phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu về xe cộ và sự gián đoạn lớn đối với các hoạt động của họ. Renault đã ngừng sản xuất tại 12 cơ sở của mình tại Pháp vào giữa tháng 3, các hoạt động cầm chừng trở lại mới chỉ bắt đầu trong tháng này.

    Hoa Kỳ kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu công việc ngay lập tức để điều tra nguồn gốc của COVID-19, cũng như xử lý cái cách mà Trung Quốc phản ứng với đại dịch.

    Tổng thống Mỹ D.Trump và Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus.

    Tổng thống Mỹ, Donald Trump, người đã cáo buộc tổ chức này là "thân Trung Quốc", mới đây đã đe dọa trong một lá thư gửi tới Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus rằng nước Mỹ sẽ "đóng băng vĩnh viễn" tài trợ nếu WHO không cam kết cải thiện trong vòng 30 ngày tới.

    Hôm thứ sáu, Ban điều hành của WHO gồm 34 quốc gia thành viên, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã tổ chức một phiên họp kéo dài ba giờ để đi đến một thống nhất chung rằng: Không còn thời gian cho sự lãng phí, WHO sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc điều tra nguồn gốc của đại dịch và xử lý cải cách bộ máy hành chính của mình  để có thể đảm bảo một đại dịch như vậy không bao giờ xảy ra nữa.

    Cuộc đua tìm kiếm vắc-xin cho COVID-19 đang diễn ra hết sức gay cấn và hấp dẫn. Mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt niềm tin vào thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để tránh COVID-19, nhưng chính phủ các nước và các nhà đầu tư lại đang hy vọng vào vắc-xin. Không có vắc-xin, hoạt động kinh tế rất khó có thể trở lại một cách bình thường.

    Cuộc đua tìm kiếm vắc-xin COVID-19 đang mở ra cơ hội cho rất nhiều công ty từ lớn đến nhỏ trên thế giới.

    Vì vậy, cuộc chạy đua sản xuất đang diễn ra với phần thưởng rất phong phú: AstraZeneca đã nhảy vào vị trí của công ty có giá trị nhất của Anh sau khi nhận được cam kết của Hoa Kỳ với số tiền lên tới 1,2 tỷ đô la cho vắc-xin thử nghiệm.

    Bên cạnh đó, cổ phiếu của công ty công nghệ sinh học Moderna cao hơn 20% khi cho biết các thử nghiệm vắc-xin cho thấy hứa hẹn. Rivals Novavax và Inovio cũng tăng “chóng mặt” khi họ được bảo đảm kinh phí phát triển vắc-xin. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có thỏa thuận phát triển vắc-xin với Johnson & Johnson và Sanofi. Và còn rất nhiều công ty và các tổ chức khoa học lớn và nhỏ cũng đang nhiệt tình tham gia cuộc đua: Đại học Hoàng gia Anh, Công ty Gilead, Roche, công ty CanSino của Trung Quốc và Glenmark của Ấn Độ…

    Hôm thứ sáu, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ bơm 3,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (500 tỷ USD) vào nền kinh tế của mình trong năm nay bằng các biện pháp kích thích bổ sung như là một phần của nỗ lực tạo ra 9 triệu việc làm và giảm bớt sự sụp đổ từ đại dịch COVID-19 .

    Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào tình trạng khó khăn toàn diện.

    Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không thể đặt mục tiêu tăng trưởng vào năm 2020 vì "sự cố lớn" do COVID-19 và một "môi trường kinh tế và thương mại thế giới bất ổn" gây ra.

    Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế. Năm ngoái, Bắc Kinh nhắm mục tiêu tăng trưởng trong khoảng từ 6% đến 6,5%, kết quả 6,1% là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong gần 30 năm qua.

    Theo Bộ trưởng Y tế Pakistan, Azra Fazal Pechuho, có ít nhất 38 người đã chết sau khi chuyến bay 8303 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan bị rơi ở thành phố Karachi hôm thứ Sáu, Bộ Hàng không Pakistan cho biết chuyến bay từ Lahore đã chở 99 hành khách và tám thành viên phi hành đoàn.

    Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại thành phố Karachi, Pakistan.

    Từ một nguồn tin của chính phủ Pakistan, chiếc máy bay Airbus A320 chở khác đã bị hỏng động cơ và yêu cầu hạ cánh khẩn cấp. Tuy nhiên, tai nạn đã không thể tránh khỏi. Các lực lượng vũ trang của Pakistan đã điều động một đội tìm kiếm và cứu hộ từ Rawalpindi đến địa điểm gặp nạn ở thành phố Karachi. Ngoài ra, Hiệp hội Lưỡi liềm đỏ Pakistan đã triển khai ba xe cứu thương và 25 thành viên lực lượng ứng phó khẩn cấp để giúp đỡ trong hoạt động cứu hộ và cứu trợ tại địa điểm gặp nạn.

    Theo Enternews

    Ý kiến của bạn
    Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới

    Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.