Thế giới có thêm 44 triệu người suy dinh dưỡng, khủng hoảng lương thực đang lan rộng vì giá khí đốt tăng vọt
Ngành nông nghiệp thế giới đang chao đảo vì thiếu phân bón, nguồn nguyên liệu chủ chốt được sản xuất từ khí đốt.
Theo hãng tin CNN, thế giới đang đứng trên bờ vực một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu khi nền kinh tế chưa gượng dậy nổi sau đại dịch lại phải chịu những bất ổn địa chính trị.
Ông Svein Tore Holsether, chủ doanh nghiệp phân bón Yara International đã cảnh báo rằng hàng triệu người sẽ chết đói vì cuộc khủng hoảng lương thực lần này. Nguyên nhân chính là giá nguyên liệu tăng cao, nhất là xăng dầu, khí đốt đã khiến những công ty như Yara phải cắt giảm 45% công suất phân ure và amoniac tại Châu Âu.
Việc thiếu những nguyên liệu phân bón chính này khiến một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu là không thể tránh khỏi.
"Hiện giờ câu hỏi không phải là bao giờ khủng hoảng lương thực sẽ xảy ra nữa mà liệu nó sẽ lớn đến mức nào", ông Holsether nói.
Khủng hoảng lan rộng
Chỉ 2 tuần sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra, giá hàng loạt mặt hàng nông sản chính trên thế giới đã tăng phi mã. Trong đó tăng mạnh nhất là lúa mỳ khi Nga và Ukraine chiếm đến gần 30% sản lượng cung ứng lúa mỳ trên toàn cầu. Giá lúa mỳ hiện đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử.
Bên cạnh đó, việc thiếu phân bón mà nguồn nguyên liệu chính là khí đốt cũng khiến các trang trại không thể giữ được sản lượng. Những lệnh cấm vận khiến nguồn khí đốt của Nga đến Châu Âu trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết, chưa kể đến nguy cơ bị cắt nguồn cung ứng.
Hãng tin CNN cho biết giá nhiều mặt hàng từ ngô, đậu nành cho đến dầu thực vật đều tăng mạnh, nhất là ở Châu Âu. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi các bộ trưởng nông nghiệp thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 trong tuyên bố chung ngày 11/3/2022 đã phải khẳng định sẵn sàng làm mọi thứ có thể để tránh khủng hoảng lương thực.
Vậy nhưng theo CNN, tình hình chẳng khả quan hơn là mấy khi giá hàng loạt mặt hàng bắt đầu tăng phi mã, trong khi nguồn cung trở nên thiếu thốn hơn.
Mới đây, Ai Cập đã phải cấm xuất khẩu lúa mỳ, bột mỳ, đậu lăng và đậu xanh trước mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực. Indonesia cũng đã thắt chặt hoạt động xuất khẩu dầu cọ, vốn là mặt hàng thiết yếu cho nấu nướng cũng như sản xuất mỹ phẩm, bánh kẹo.
Nỗi lo sợ lan rộng đã buộc các bộ trưởng thuộc nhóm G7 lên tiếng trấn an, đồng thời kêu gọi các nước giữ một thị trường mở, tránh các hành động giới hạn xuất khẩu gây bất ổn thêm cho thị trường.
"Bất kỳ hành động làm tăng giá lương thực và gây bất ổn trên thị trường nào cũng sẽ đe dọa đến an ninh lương thực trên toàn cầu, nhất là tại những nước nghèo", bản tuyên bố của nhóm G7 nêu rõ.
Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển Phương Tây, người dân cũng đã cảm nhận được áp lực khi giá nhiều mặt hàng tăng mạnh.
Khủng hoảng kép
Theo hãng tin CNN, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu đã quá yếu kể từ trước cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đại dịch khiến chuỗi cung ứng đứt gãy nên khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, sản phẩm không kịp sản xuất hay vận chuyển đáp ứng đủ nhu cầu.
Với ngành lương thực, những biến đổi về khí hậu khiến sản lượng giảm mạnh và đẩy giá thực phẩm lên mức cao nhất 10 năm qua, trong khi hàng triệu người bị mất thu nhập do đại dịch khiến thị trường càng trở nên bất ổn hơn.
Báo cáo đầu tháng này của Chương trình lương thực thế giới (WFP) thuộc Liên Hiệp Quôc (UN) cho thấy số người lâm vào cảnh suy dinh dưỡng mới trên toàn cầu đã tăng từ 27 triệu năm 2019 lên 44 triệu hiện nay.
Các cuộc xung đột địa chính trị và những lệnh cấm vận khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi doanh nghiệp chẳng muốn hoạt động sản xuất, vận chuyển hay thậm chí là giao dịch tại những nền kinh tế có liên quan.
Thế giới đang phải đối mặt một cuộc khủng hoảng lương thực mới
Xin được nhắc Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn trên thế giới nhờ nguồn khí đốt dồi dào, thế nhưng giờ đây nhiều nhà môi giới lại không dám đụng đến mặt hàng này vì các lệnh cấm vận. Thậm chí cả những nhà máy nước ngoài cũng gặp ảnh hưởng khi khí đốt bị cắt giảm.
"Phần lớn ngành phân bón đang không thể cung ứng đúng hạn cho các nông trường và chúng sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến sản lượng lương thực", ông Holsether cho biết khi nói về việc giá khí đốt quá cao để nhà máy phân bón của ông có thể vận hành đủ công suất.
Số liệu của Chris Lawson cho thấy Giá phân Ure đang được giao dịch 1.000 USD/tấn, cao gấp 4 lần so với đầu năm 2021.
Đó là chưa kể đến những quốc gia có ngành công nghiệp phân bón yếu kém cần nhập khẩu, việc tăng giá hoặc giảm sản lượng nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
"Bạn chẳng thể trồng lúa mỳ, lúa mạch hay đậu nành mà thiếu phân bón được...Chúng ta từng hưởng thụ việc toàn cầu hóa khi giao dịch mọi nhu yếu phẩm cần thiết với nhiều bạn hàng trên thế giới. Thế nhưng giờ đây mọi chuyện sẽ khác, tất cả mọi người kể cả những nước giàu sẽ cảm nhận được khủng hoảng lương thực dần gia tăng như thế nào từ giá của các mặt hàng nhu yếu phẩm trên kệ", giáo sư Johanna Mendelson Forman của trường đại học American University nhận định khi cho biết Mexico, Colombia và Brazil đang lo lắng giảm sản lượng nông nghiệp năm nay.
Huyền BăngTối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.