Thế giới trong cuộc chiến với rác thải điện tử
Chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết, thế giới đang đang trong cuộc chiến chống rác thải điện tử bởi chỉ trong 1 năm có tới 62 triệu tấn điện thoại di động và thiết bị khác thải ra môi trường và con số này dự kiến sẽ tăng thêm vào năm 2030.
Rác thải điện tử có thể chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.
Ông Kees Balde - chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên hợp quốc (UNITAR) - nói: "Những hàng hóa này thường không thể sửa chữa. Chúng sẽ trở thành rác thải và điều này khiến rác thải toàn cầu ngày càng gia tăng".
Năm 2022, sản lượng rác thải điện tử hàng năm của thế giới đạt 62 triệu tấn, tăng 82% so với năm 2010. Nếu rác thải điện tử cứ tăng 2,6 triệu tấn mỗi năm, thì đến năm 2030, lượng rác thải điện tử có thể lên tới 82 triệu tấn, một mức độ gia tăng đáng báo động.
Điều đáng lo ngại hơn là nỗ lực tái chế hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong tổng lượng rác thải điện tử được tạo ra. Ước tính có tới 5 lần lượng rác thải được tạo ra so với lượng được tái chế thông qua các quy trình chính thức.
Xử lý và tái chế rác thải điện tử là một vấn đề phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng. Mặc dù mang lại lợi ích về môi trường như giảm khí nhà kính và thu hồi vật liệu quý giá như vàng, đồng và sắt, nhưng quá trình chiết xuất lại rất tốn kém.
Báo cáo của LHQ ước tính chi phí kinh tế ròng hằng năm do rác thải điện tử gây ra lên tới 37 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 40 tỷ USD vào cuối thập kỷ nếu ngành công nghiệp này không cải thiện việc quản lý và chính sách.
Báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch đáng kể về mặt địa lý trong vấn đề rác thải điện tử. Theo đó, châu Âu hiện dẫn đầu với tỷ lệ tái chế 42,8%, một con số tương đối tích cực nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng để cải thiện. Trong khi đó, châu Phi tụt hậu xa hơn với tỷ lệ tái chế chỉ 0,7%.
Balde nói: “Phần lớn rác thải điện tử này không được xử lý tốt. Chúng có thường được đưa tới xử lý tại các bãi chôn lấp".
Các chuyên gia của Liên hợp quốc cho rằng, sự gia tăng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm mức tiêu thụ cao hơn, nhiều người sẵn sàng bỏ đi thay vì lựa chọn sửa chữa, tuổi thọ của thiết bị điện tử ngắn hơn và cơ sở hạ tầng không đáp ứng được việc xử lý rác thải điện tử.
“Ngay cả những vật dụng được thiết kế để giảm mức tiêu thụ năng lượng, như tấm pin mặt trời, cũng góp phần tạo ra rác thải điện tử”, ông Kees Balde nói.
Với tình trạng ngày càng tồi tệ, báo cáo của Giám sát Rác thải Điện tử Toàn cầu (GEM) kêu gọi hành động khẩn cấp để cải thiện quy trình và hệ thống tái chế hiện tại trên toàn cầu. Mục tiêu hướng đến là giải quyết vấn đề rác thải điện tử gia tăng và thúc đẩy ngành công nghiệp này đạt được những bước tiến đáng kể về tính bền vững.
Minh An (Theo Reuters/Earth)Lãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.