Thêm một ca nhiễm Covid-19 khỏi bệnh, 5 ngày ghi nhận không có ca nhiễm mới

Sự kiện
10:24 PM 21/04/2020

Đến thời điểm chiều ngày 21/4, Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm Covid-19 khỏi bệnh, nâng tổng số ca được chữa khỏi lên 216 người.

    Bệnh viện Dã chiến nơi bệnh nhân số 248 được điều trị khỏi Covid-19

    Ngày 21/4, Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, cả nước ghi nhận thêm 1 bệnh nhân âm tính 3 lần với SARS-CoV-2.

    Theo đó, ca bệnh được chữa khỏi mới nhất là BN 248 (nam, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam), đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP.HCM.
    BN 248 nhập viện ngày 7/4. Đới nay bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả âm tính 3 lần với SARS-CoV-2. Cụ thể, lần thứ 1 vào ngày 13/4, lần 2 vào ngày 15/4 và lần 3 vào ngày 19/4.

    Hiện nay, bệnh nhân có sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở và sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

    Như vậy, đến nay toàn quốc đã có tổng cộng 216/268 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

    6 Điều ghi nhớ trước khi chuyển sang "Một trạng thái bình thường mới" để ngăn chặn dịch Covid bùng phát khi chưa có Vacxin đặc trị.

    1. Việc đeo khẩu trang có thể là bắt buộc khi hoạt động cộng đồng: Đi học, đi chợ, đi du lịch, người trên phương tiện giao thông công cộng, khi gặp gỡ giao lưu với người khác trong một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn).

    2. Người từ các nước đang có dịch hay lây nhiễm COVID-19 đến Việt Nam phải được thử có virus hay không và cách ly 14 ngày nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ lây nhiễm. Ngay lúc xuống máy bay, rời xe lửa, ôtô có thể phải được thử (xác xuất hoặc tập trung vào một số đối tượng hoặc một thời gian nhất định).

    3.Khi phát hiện có người bị dương tính với COVID-19 thì người đó và tất cả những người tiếp xúc (F1, F2, F3) phải được cách ly triệt để, ít nhất 14 ngày.

    4. Khoảng cách giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên (sản xuất, nhà hàng, nhà hát, lớp học, tàu xe…) phải được quy định, có mức tối thiểu.

    5. Quy mô một số hoạt động đông người bị giới hạn trong một thời gian nhất định (sự kiện văn hóa, thể thao, mittinh, du lịch, hội họp…

    6. Thường xuyên phải rửa tay sát khuẩn, xe, phương tiện giao thông được sát khuẩn định kỳ.

     Theo Pháp luật Plus

     

    Ý kiến của bạn
    Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

    Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.