Thêm một góc nhìn về trường chuyên lớp chọn
Gần đây râm ran vụ một vị PGS.TS đề xuất bán trường Ams với những lập luận nghe rất phức tạp, tuy nhiên sau khi nghe xong nhiều người lại thấy có vẻ đúng.
Việc nên hay không nên bỏ trường chuyên, lớp chọn; liệu việc bỏ trường chuyên lớp chọn có thay đổi được tư duy giáo dục hay không đã tạo ra những luồng ý kiến trái chiều.
Đúng là, dù vẫn có những xì xào nhỏ to về câu chuyện học bạ “toàn 10” của các thí sinh trước khi bước vào lớp 6 trường Ams, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận được, đó là trong đợt thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, toàn TP Hà Nội có 103 học sinh đoạt giải (15 giải Nhất, 44 giải Nhì, 44 giải Ba) thì trường Ams có tới 76 học sinh.
Nhìn rộng ra, có thể thấy, thành tựu các trường chuyên đạt được tạo ra một điểm nhấn về chất lượng giáo dục của cả nước.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, trường chuyên thường gặt hái được thành tích xuất sắc, nổi bật… Trường chuyên cũng là nguồn bổ sung cho đầu vào hệ thống giáo dục Đại học, để từ đó đào tạo ra các tài năng, chuyên gia cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chính vì lẽ này mà ý kiến của vị PGS.TS đề xuất "bán" trường Ams, hay "tư nhân hóa" trường Ams đã gặp phải nhiều “gạch đá” của dư luận, bởi ở chiều ngược lại, nhiều quan điểm cho rằng trường chuyên nên tiếp tục, thậm chí nên được duy trì và làm tốt hơn.
Theo quan điểm của tôi, tư duy về tiếp tục triển khai mô hình trường chuyên là đúng, nhưng có thể và nên thay đổi cách triển khai, mô hình áp dụng. Nên thay đổi hai chữ "Chuyên & Chọn" trong thời đại 4.0 này theo một hướng tích cực hơn, với quy mô học sinh lớn hơn, làm chi tiết hơn, và tự động hóa hơn, với xuất phát điểm là mọi đứa trẻ sinh ra không tự nhiên đều có năng lực.
Và môi trường giáo dục tốt mang lại giá trị tích cực hơn cho phần lớn học sinh chứ không phải chỉ một phần nhỏ học sinh chuyện như hiện tại.
Thử đặt một số câu hỏi thế này:
- Sao không phải tất cả học sinh đều được học "Chuyên” & “Chọn" theo khả năng của mỗi cá nhân?
- Sao không phải mỗi học sinh đều nên có lộ trình học tập riêng, mục tiêu chuyên biệt riêng tùy theo năng lực?
- Sao không phải là học sinh được “Chọn” và được định hướng trong suốt quá trình học tập?
- Sao không xây dựng cho học sinh xu hướng học tập chủ động, học qua thực hành, học qua trải nghiệm?
Bản thân tôi đã từng là sản phẩm đầu ra của Hệ thống thực nghiệm CGD, cũng tự cảm nhận được sự "Chuyên" & "Chọn" trong giáo dục Thực nghiệm của Thầy Đại, và thấy rằng trong mỗi cá nhân đều có sự "Chuyên" & "Chọn" riêng. Các trường hãy nên làm tốt hơn để cái “Chuyên” đó được chuyển đổi thành "lộ trình học tập" riêng cho mỗi học sinh.
Và người giáo viên thay vì phải đi ôn cho "gà nòi" thì nên đóng vai trò truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh, như thế sẽ mang lại hiệu quả giáo dục tốt hơn.
Hoàng Trung - Cố vấn cao cấp Oncloud GroupCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.