Thêm ngân hàng cảnh báo tin nhắn mạo danh nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng
Kẻ lừa đảo thường giả mạo đường link chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Ngân hàng cho biết đã có trường hợp khách hàng nhấp vào link giả mạo trong tin nhắn, và đã mất tiền.
Ngân hàng SCB cho biết thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng mạo danh tin nhắn SCB để lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền của khách hàng trong tài khoản.
Theo đó, kẻ lừa đảo nhắn tin SMS thông báo khách hàng click vào đường link giả mạo (tại link www.v-scb.com) trong tin nhắn và yêu cầu nhập tên đăng nhập, mật khẩu dịch vụ ebanking để đánh cắp tiền trong tài khoản khách hàng.
Kẻ lừa đảo thường giả mạo đường link chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Ngân hàng cho biết đã có trường hợp khách hàng nhấp vào link giả mạo trong tin nhắn, và đã mất tiền. Số tiền này lập tức bị chuyển sang các tài khoản của các ngân hàng khác.
Đây là hình thức lừa đảo đã được ngân hàng và các cơ quan chức năng cảnh báo tới khách hàng nhiều lần trong thời gian qua
Theo đó, ngân hàng lưu ý, SCB chỉ có 1 địa chỉ website duy nhất tại https://scb.com.vn. Đồng thời khẳng định, SCB không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). Do đó, khi nhận các yêu cầu truy cập vào các đường link yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, khách hàng nên xóa và tuyệt đối không bấm vào các đường link này.
Trường hợp đã bấm vào đường link và tiết lộ thông tin, khách hàng nên chủ động thực hiện các biện pháp khẩn cấp gồm khóa dịch vụ trên các kênh trực tuyến; đổi mật khẩu của dịch vụ đã cung cấp thông tin cho kẻ gian; gọi điện ngay đến Hotline và chủ động trình báo vụ việc tới cơ quan công an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.