Thị phần sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc lên gần 33% trong năm 2023
Năm 2023, Trung Quốc đã chi hơn 2 tỷ USD để mua gần 524.000 tấn sầu riêng từ Việt Nam, tăng hơn 11 lần so với năm trước đó. Nâng thị phần sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc từ 6% năm 2022 lên gần 33% trong năm 2023.
Ngày 8/1/2023, Trung Quốc tuyên bố mở cửa biên giới, hàng hóa thông thương, từ đó kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng mạnh, năm 2023 đạt con số kỷ lục 5,6 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2022, riêng sầu riêng đạt hơn 2,2 tỷ USD. Nâng thị phần sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc từ 6% năm 2022 lên gần 33% trong năm 2023.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng 2023 là một năm thắng lớn của ngành sầu riêng. Với sản lượng xuất khẩu gần 524.000 tấn sang Trung Quốc, Việt Nam đang khiến thị phần sầu riêng của Thái Lan, Malaysia bị thu hẹp.
Những tháng đầu năm nay, sầu riêng Việt đang "một mình một chợ" tại Trung Quốc, nhất là dịp Tết Nguyên Đán nhu cầu biếu tặng của người dân nước này cao. Trong khi đó, nguồn cung hàng trái vụ có số lượng hạn chế nên giá được dự báo tiếp tục tăng.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng Việt Nam có lợi thế về giá và thời gian vận chuyển, chỉ mất khoảng 2 ngày so với 7 ngày từ Thái Lan, nhưng các nhà cung cấp khác cũng có thế mạnh riêng. Thái Lan giữ ưu thế về sản lượng, là nhà cung cấp sầu riêng nhập khẩu chính cho Trung Quốc với 68% thị phần. Nước này cũng đang chuyển sang vận chuyển bằng tàu cao tốc Lào - Trung Quốc để rút ngắn thời gian vận chuyển.
Với sầu riêng tươi từ Philippines, chất lượng khá vượt trội nên năm nay Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhiều đối thủ mạnh. Philippines đang cung cấp sầu riêng ra thị trường từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Dù mới tham gia xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng số lượng từ nước này cũng lên gần 100.000 tấn.
Ở phân khúc cao cấp, Malaysia đã xuất khẩu múi sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc từ 2011. Năm nay, nếu Việt Nam được xuất đông lạnh, giá sầu riêng sẽ ổn định qua các năm.
Ngoài các đối thủ này, về dài hạn, thị trường Trung Quốc sẽ còn có sầu riêng nội địa. Họ đang tìm cách trồng thêm ở Campuchia, Indonesia, nhưng cũng phải mất 5-10 năm mới có thể thành công.
Hiện tại, sầu riêng của Việt Nam mới xuất khẩu được quả tươi chứ chưa xuất được đông lạnh, vì thế, chúng ta chưa tận dụng được hết giá trị sầu riêng mang lại. Nếu xuất được đông lạnh tăng giá trị xuất khẩu, đem lại giá trị cho người nông dân và doanh nghiệp hơn.
Năm 2024 nếu sầu riêng xuất được đông lạnh, được cấp thêm mã số vùng trồng, từ đó có thể tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 6,5 tỷ USD, riêng sầu riêng dự báo năm 2024 đạt 3,5 tỷ USD. Để làm tốt việc cấp mã số vùng trồng, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng chúng ta phải tập huấn cho người nông dân, vấn đề giúp người dân nắm bắt kỹ thuật, làm sao khi đối tác kiểm tra sẽ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Huyền My (t/h)Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.