Thị trấn Lao Bảo: Phấn đấu hướng đến đô thị loại IV
Sau hơn 4 thập niên xây dựng và phát triển, bằng sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh Quảng Tri và bằng sức người, sức của của người dân ở miền sơn cước, giờ đây Lao Bảo mang dáng dấp “Một đô thị vàng trên miền sơn cước” và hướng đến đô thị loại IV giai đoạn 2021 - 2025.
Quảng Trị nằm giữa miền Trung Việt Nam, là giao lộ của tuyến xuyên Việt và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, là nơi gặp gỡ, giao thoa văn hóa các vùng miền trong nước, các địa phương tiểu vùng song Mê Kông mở rộng. Trong đó thị trấn Lao Bảo là đô thị cửa khẩu quốc tế nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, thuộc huyện Hướng Hóa, cách thành phố Đông Hà 83 km và cách thị trấn huyện lỵ Khe Sanh 20 km về phía Đông.
Lao Bảo nằm trong hệ thống đô thị thuộc Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo gắn với các cửa khẩu quốc gia và quốc tế. Xây dựng hệ thống đô thị động lực cấp I có chức năng là trung tâm kinh tế tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới. Xây dựng Khu Kinh tế -Thương mại đặc Lao Bảo trở thành thành phố, một đô thị cấp vùng, đồng thời là một đô thị trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của miền Tây tỉnh Quảng Trị, nơi đây được xác định một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước, được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Lao Bảo cũng nằm trong Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) và trục hành lang Kinh tế Đông Tây (East West Economic Corridor - EWEC). Trục hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong ba hành lang giao thông chính hình thành cơ sở cho ba hành lang kinh tế chính của Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng, là đường ngắn nhất và thuận lợi nhất trong hoạt động lưu thông với các quốc gia thuộc Tiểu vùng Mêkông Mở rộng, Đông Á, Tây Á và các quốc gia nằm trên tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây, đặc biệt là nước Myanma, Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào; là khu vực gắn kết Khu Kinh tế cửa khẩu Đensavan của Lào, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo với đô thị Đông Hà và các cảng biển miền Trung. Đây là lợi thế quan trọng để Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo nói chung và thị trấn Lao Bảo nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế.
Bằng các nguồn lực như, triển khai các Dự án xây Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, hoặc mới đây xây dựng các tuyến đường giao thông thuộc dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mêkông... cơ sở hạ tầng Lao Bảo đủ tiêu chuẩn của đô thị loại IV, như thẩm định của của UBND tỉnh Quảng Trị, đó là tiêu chí về Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt 48,5/60 điểm, đạt đô thị lọa IV.
Điều đáng quan tâm, thị trấn Lao Bảo còn nằm trong vùng có lịch sử, văn hóa đa dạng với nhiều tài nguyên du lịch, rất phong phú, đa dạng như: nhà tù Lao Bảo, căn cứ Khe Sanh, căn cứ làng Vây, sân bay Tà Cơn, suối La La, sông Sê Pôn..., nhiều bản làng dân tộc, nơi hội tụ các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như hồ Tân Độ, hồ Rào Quán, hồ Khe Sanh, hồ công viên Lao Bảo, suối La La, thác Ồ Ồ..., là điều kiện để hình thành và phát triển các khu, cụm du lịch với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Những năm vừa qua, sau một loạt các sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế được tổ chức ở Lao Bảo làm cho khách quốc tế và cả nước biết tới Lao Bảo như một điểm du lịch với nhiều loại hình dịch vụ lý tưởng và hấp dẫn.
Trong năm qua, về hoạt động thương mại – dịch vụ du lịch trên địa bản tương đối ổn định. Thị trấn đã tích cực với các hoạt động phối hợp phòng, chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, tổ chức tuyên truyền phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới. Duy trì ổn định các tuyến vận tải hành khách và hàng hóa, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Đồng thời tổ chức khảo sát địa điểm suối tại khóm Ka Tăng, Khe Đá vận động Nhân dân địa phương tham gia xây dựng mô hình dịch vụ - du lịch cộng đồng. Tính đến cuối năm 2022, tổng giá trị sản xuất nghành Thương mại – dịch vụ du lịch cả năm ước đạt trên 5.252 tỷ đồng, đạt 111,98% so với kế hoạch; tang 41,14% so với doanh thu cùng kỳ 2021.
Nhằm phát huy tối đa những kết quả đã đạt được trong năm 2022, Ông Lê Bá Hùng – Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo cho biết: "Trong thời gian tới, thị trấn Lao Bảo sẽ đẩy mạnh các hoạt động thương mại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây; duy trì thị trường truyền thống nước CHDCND Lào; đa dạng hóa các mặt hàng, loại hình kinh doanh, thương mại phù hợp; kinh doanh hàng hóa đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, an toàn thực phẩm, đúng pháp luật; quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hàng hóa Lao Bảo nhằm thu hút khách du lịch như: Trung tâm thương mại, hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, nhà tù Lao Bảo, chuối sấy dẽo Lao Bảo…Vận động các doanh nghiệp, cá nhân tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến; chủ động và nâng cao chất lượng sản phẩm, liên doanh đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, nông - lâm sản, sản xuất đồ nhựa, bao bì, may mặc,... để xuất khẩu ra các thị trường trong nước và khu vực. Đồng thời làm tốt công tác như đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận An ninh Nhân dân; phát huy có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia phòng chống, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy, duy trì và đẩy mạnh hoạt động các mô hình, cảm hóa giáo dục, giúp đỡ người nghiện, người sử dụng ma túy và tái hòa nhập cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động toàn dân không buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới, không đốt pháo, sử dụng các vật liệu nổ, đặc biệt là trong dịp lễ, tết; Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo ANTT - ATGT và bảo vệ an toàn các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước…"
Ông Lê Bá Hùng bộc bạch: Với những gì mà thị trấn Lao Bảo đã đạt được như hôm nay, đó là bằng sự nổ lực của Đảng bộ và Nhân dân thị trấn, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của huyện Hướng Hóa, sự quan tâm của tỉnh nhà và các Bộ ngành liên quan.
Phương LoanTổng cục thuế vừa yêu cầu các cục thuế trên cả nước phải đảm bảo 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 15/3.