Thị trường bán lẻ, doanh nghiệp nội nổi trội và nhiều ưu thế

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:19 AM 25/02/2022

Thị trường bán lẻ trong nước luôn được đánh giá là miếng bánh ngon nhưng không dễ nuốt. Nhưng vẫn được kỳ vọng tăng trưởng vượt bậc và có nhiều thay đổi bứt phá trong thời gian tới. Dòng vốn ngoại vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường này dù ở một động thái khác, nhiều nhà bán lẻ ngoại phải tháo chạy do ôm khoản lỗ triền miên. Trái lại, các doanh nghiệp nội lại có góc nhìn vô cùng lạc quan. Doanh nghiệp bán lẻ Việt làm chủ thị trường nhờ am hiểu khách hàng, xây dựng thương hiệu, đổi mới, sáng tạo, phát triển trên nền tảng đa kênh.

Doanh nghiệp bán lẻ nội vươn lên mạnh mẽ làm chủ sân nhà

Theo ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội, tuy thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp nắm giữ thị phần chủ yếu vẫn là những thương hiệu nội địa như Masan, Vingroup và MWG. Trong đó, Tập đoàn Masan vừa có một năm thăng hoa, vượt qua các áp lực vận hành trong bối cảnh đại dịch Covid. The CrownX, nền tảng hợp nhất WinCommerce (sở hữu siêu thị WinMart/cửa hàng WinMart+) và Masan Consumer Holdings đạt doanh thu 58.000 tỷ đồng. Nhận về mảng bán lẻ từ tay Vingroup vào cuối năm 2019, từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020, sau một năm WinCommerce đã đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng.

Cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall

Cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall

Tập trung tái cấu trúc hệ thống, không ngừng thử nghiệm các mô hình mới, WinMart/WinMart+ (trước đây là VinMart/VinMart+) hướng tới cung cấp các sản phẩm độc đáo, mới lạ, tiện dụng và những trải nghiệm tiêu dùng phù hợp với sở thích cá nhân. Mô hình một điểm đến đa tiện ích mà Tập đoàn này gọi là Point of Life xuyên suốt từ online đến offline. Khách hàng tới các điểm WinMart+ theo mô hình mini-mall đa trải nghiệm giờ đây không còn chỉ là các bà nôi trợ, khách hàng mua sắm tiêu dùng thiết yếu, mà còn có cả giới trẻ ưa thích thức uống thời thượng trà, café Phúc Long. Chỉ cần tới một điểm có thể mua nhu yếu phẩm thiết yếu tại WinMart+, mua dược phẩm chăm sóc sức khỏe, thực hiện giao dịch nhanh tại điểm giao dịch ngân hàng tự động Techcombank, tham gia hòa mạng và trải nghiệm nhà mạng trẻ Reddi.

Masan sở hữu nhiều thương hiệu FMCG được người tiêu dùng yêu thích.

Masan sở hữu nhiều thương hiệu FMCG được người tiêu dùng yêu thích.

Masan là công ty tiêu dùng dẫn đầu  về giá trị vốn hóa hiện nay tại Việt Nam.

Masan là công ty tiêu dùng dẫn đầu về giá trị vốn hóa hiện nay tại Việt Nam.

Phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, Tập đoàn Masan hiện là doanh nghiệp bán lẻ có mạng lưới lớn nhất với gần 2.800 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+. Cuối năm 2021, Masan chính thức thí điểm mô hình nhượng quyền được ví như "hổ mọc thêm cánh". Nhờ mô hình nhượng quyền, Masan hướng tới mục tiêu nắm trong tay 10.000 điểm sở hữu và 20.000 cửa hàng nhượng quyền vào năm 2025.

Phúc Long sở hữu tập khách hàng trẻ, có phong cách sống hiện đại

Phúc Long sở hữu tập khách hàng trẻ, có phong cách sống hiện đại

Khác với các doanh nghiệp bán lẻ khác, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp, đối tác, bên thứ 3, Masan có thể chủ động được một số ngành hàng thiết yếu nhờ năng lực sản xuất của các công ty thành viên nằm trong hệ sinh thái. Cùng với sản phẩm thuộc hệ sinh thái họ Masan, tỉ lệ hàng hóa Việt trong WinMart/WinMart+ chiếm tới 90%, trong đó 30% là mặt hàng nông sản Việt.

Người dân mua sắm thực phẩm tươi sống tại cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall

Người dân mua sắm thực phẩm tươi sống tại cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall

Rõ ràng, việc "ăn nên làm ra" của Masan không chỉ đem về doanh thu, lợi nhuận cho Tập đoàn này mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và đối tác (các tiệm tạp hóa, các nhà cung cấp, nông dân, các bên liên kết…).

Doanh thu thuần trong mảng bán lẻ (WinCommerce) của Masan năm 2022 dự kiến trong khoảng từ 38 – 40.000 tỷ đồng, tăng 23% đến 29% so với năm 2021, nhờ vào tăng trưởng doanh thu của các cửa hàng hiện có và việc mở rộng hệ thống cửa hàng. Việc nhân rộng số lượng cửa hàng áp dụng cách bài trí mới, tập trung vào sản phẩm tươi sống, nhãn hàng riêng và tăng tốc mô hình mini-mall sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Trong khi đó, nhiều nhà bán lẻ như MM Mega Market, Saigon Co.op, BRGMart… cũng lên kế hoạch mở rộng đầu tư, mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngược lại, nhà bán lẻ Bách Hóa xanh tạm ngưng mở mới, lui về tập trung hoàn thiện nền tảng vận hành để sẵn sàng nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2023.

Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm tại hệ sinh thái của Masan.

Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm tại hệ sinh thái của Masan.

Doanh nghiệp ngoại rút lui hoặc "nóng lòng" chạy đua tái định vị, tăng đầu tư mở rộng

Hai tên tuổi bán lẻ ngoại đến từ Hàn Quốc nổi đình nổi đám là Lotte Mart và Emart bị xóa sổ khỏi thị trường Việt sau lần lượt 13 năm và 5 năm tham gia thị trường Việt. Parkson nhà bán lẻ tên tuổi của Pháp cũng thoái lui khỏi cuộc chơi dù có mặt ở Việt Nam từ rất sớm (năm 2005). Tiếp Sau đó Auchan cũng là ông lớn bán lẻ đến từ Pháp, cũng chấm dứt 4 năm xây dựng thương hiệu ở Việt Nam, đã bán lại toàn bộ hệ thống siêu thị tại Việt Nam cho Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) vào giữa năm 2018. Hệ thống Metro (Đức), BigC (Pháp), Fivimart (bán lại cho Vingroup) cũng ngậm ngùi rút lui khi vận hành không hiệu quả, lỗ chồng lỗ kéo dài.

Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi

Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi

Điểm mặt lại, doanh nghiệp bán lẻ ngoại đang chạy đua với doanh nghiệp nội phải kể đến Central Retail và Aeon. Kế hoạch 5 năm tới, Central Retail sẽ đầu tư khoảng 35 tỷ bath (1,1 tỷ USD) với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại 55 tỉnh, thành trên toàn quốc để cung cấp những dịch vụ toàn diện hơn và tạo ra nhiều công việc và thu nhập ổn định cho người Việt Nam. "Nóng lòng" trước sức ép của những doanh nghiệp bán lẻ có mạng lưới phân phối lớn nhất hiện nay, Central Retail đã tăng tốc tái định vị thương hiệu.

Mặt hàng tươi sống được chú trọng ở các điểm bán WinCommerce

Mặt hàng tươi sống được chú trọng ở các điểm bán WinCommerce

Một doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác là Aeon dự kiến xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam. Ông Trần Duy Đông, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, có thể thấy việc các DN FDI nói chung và Aeon nói riêng đầu tư xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội đã có trong kế hoạch, lộ trình mở rộng tại thị trường Việt Nam sẽ góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng tại Việt Nam cũng có thêm sự lựa chọn chất lượng, phù hợp, văn minh, hiện đại. Các dự án đầu tư vào hệ thống bán lẻ chủ yếu hình thành chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các DN bán lẻ nước ngoài hoạt động khá hiệu quả.

PV
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.