Thị trường bán lẻ ICT-CE bước vào giai đoạn bão hòa

Kinh doanh
02:54 PM 09/01/2025

Thị trường bán lẻ ICT-CE trong nước dự báo sẽ bước vào giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước.

Trong báo cáo của Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán MBS, triển vọng tăng trưởng của ngành bán lẻ ICT-CE (điện thoại di động và điện máy) trong giai đoạn 2025-2026 dự báo sẽ không mạnh, do thị trường này đã đạt mức bão hòa.

Thị trường bán lẻ ICT-CE bước vào giai đoạn bão hòa- Ảnh 1.

Mặc dù vậy, phía MBS dự báo rằng đến năm 2025, các DN trong ngành bán lẻ ICT - CE sẽ không còn đóng mạnh các cửa hàng vật lý, thay vào đó là tập trung các chương trình kích thích chi tiêu mua sắm điện tử tiêu dùng, trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ vào tác động tích cực từ các yếu tố vĩ mô của Việt Nam.

Giới phân tích cho rằng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng ICT - CE có khả năng quay trở lại mức bình thường trước đại dịch Covid-19 và việc tái cấu trúc sẽ kết thúc trong năm 2025-2026.

Chẳng hạn như nhu cầu tiêu thụ dần trở lại sẽ giúp cho thị trường điện tử tiêu dùng ước tính tăng 9% trong năm 2025. Nhất là sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh (smartphone) 5G và hỗ trợ AI tại Việt Nam. Và có thể nhu cầu smartphone sẽ tăng trưởng khả quan từ mức nền thấp, từ đó doanh thu thị trường smartphone tại Việt Nam ước tính tăng 10% trong năm 2025-2026.

Hay như thị trường thiết bị gia dụng thông minh được dự báo sẽ tăng trưởng 11% trong năm 2025 và 2026. Điều này dựa trên cơ sở Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ kết nối IoT trên mỗi người thấp (0.2 kết nối/người), và xu hướng tiếp nhận công nghệ mạnh mẽ từ thế hệ người tiêu dùng mới là động lực thúc đẩy tăng trưởng thị trường sản phẩm điện tử tiêu dùng tích hợp IoT trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, sự thâm nhập mạnh mẽ của các thương hiệu có sản phẩm điện tử tiêu dùng tích hợp IoT với mức giá trung bình sẽ phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu tiêu dùng của người Việt.

Nhận định riêng về phân khúc bán lẻ mặt hàng ICT trong năm 2025, MBS lưu ý thị trường bán lẻ ICT trong nước đã bước vào giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 5% CAGR từ năm 2025 đến 2030. Động lực trong thời gian tới của mảng ICT sẽ đến từ việc Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa hạ tầng công nghệ như 5G, trung tâm dữ liệu, ứng dụng AI.

Đối với thị trường điện thoại di động, theo MBS, việc triển khai mạng 5G sẽ hướng đến mỗi người dân sở hữu một smartphone siêu tốc độ - siêu kết nối, đồng nghĩa với nhu cầu đổi mới các sản phẩm điện tử sang phân khúc hiện đại, công nghệ cao sẽ trở nên cấp thiết.

Tuy nhiên, một số mặt hàng điện thoại thông minh có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong năm 2025 do giá chip và tấm bán dẫn tăng. Với việc hiện nay giá điện thoại ở phân khúc cao cấp đã gần chạm ngưỡng mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả, việc tăng giá bán cho các sản phẩm này có thể sẽ khiến doanh thu sụt giảm.

Còn đối với thị trường máy tính, xu hướng tích hợp AI sẽ thúc đẩy nhu cầu thay mới máy tính và là động lực tăng trưởng cho thị trường này. Dự báo 70% số lượng máy tính được phân phối sẽ tích hợp AI vào năm 2028.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Vì sao gọi Phú Quốc là điểm đến tổ chức sự kiện hàng đầu của Việt Nam? Vì sao gọi Phú Quốc là điểm đến tổ chức sự kiện hàng đầu của Việt Nam?

Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc đang là một trong những điểm đến “sáng giá” nhất của khu vực, liên tục lọt vào mắt xanh của các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế.