Thị trường bất động sản phục hồi “chậm mà chắc”
Đóng cửa thị trường ngày 2/4, VN-Index tăng 5,52 điểm (0,43%), lên 1287,04 điểm trong khi VN30-Index dừng ở mức 1292,3 điểm, hạ 0,32 điểm (0,02%). Toàn sàn có 248 mã đi lên, 241 mã đi xuống.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index dừng ở mức 245,9 điểm, tăng 3,01 điểm (1,24%); HNX30-Index tăng 14,88 điểm (2,78%), lên mức 550,57 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 3,000 tỷ đồng.
Phục hồi chậm nhưng chắc
Phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, với hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, resort và các dự án được hấp thụ, trước khi rơi vào trạng thái ảm đạm kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay. Song, với tình hình ngành Du lịch đang khởi sắc mạnh, phân khúc này được các doanh nghiệp BĐS xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn từ năm 2024.
Theo thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), từ năm 2022, BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã đón đầu làn sóng du lịch hậu COCVID-19, hàng loạt doanh nghiệp BĐS lớn dồn dập công bố, đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch những dự án nghỉ dưỡng từ hàng trăm đến vài chục nghìn ha. Nhưng từ giữa năm 2022, phân khúc này trầm lắng do các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt, khiến nhiều dự án phải tạm dừng triển khai.
Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp phải "trả giá" vì phát triển ồ ạt, sản phẩm tồn kho tăng mạnh, trong khi nguồn cung mới sụt giảm nghiêm trọng. Riêng năm 2023, cả nước có khoảng 3.165 sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Tới thời điểm hiện tại, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái "ảm đạm".
Tuy nhiên, khảo sát của VNREA cho thấy, việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng, nhất là "hấp lực" từ ngành Du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn .
VNREA dự kiến, nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 có cơ hội cải thiện khoảng 20% so năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền. Để phân khúc này phát triển bền vững, các chủ đầu tư cần chú trọng vào việc quy hoạch và phát triển dự án, nhằm bảo vệ, tôn trọng cảnh quan tự nhiên; đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau, từ biệt thự biển sang trọng đến căn hộ nghỉ dưỡng tiện ích.
Hầu hết các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể tạo nguồn cung ra thị trường. Trong khi đó, hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ nhà đầu tư mua trước đó. Tại thị trường thứ cấp, các sản phẩm biệt thự biển, shophouse nghỉ dưỡng cũng phải đối mặt với thực tế khó thanh khoản dù giá đã giảm sâu. Hy vọng, các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS sớm được ban hành, sớm đưa các quy định mở cho phân khúc này hồi phục nhanh.
Theo thống kê, Việt Nam đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tín hiệu đáng mừng để ngành Du lịch kỳ vọng năm 2024 đạt trên 18 triệu lượt khách đến Việt Nam. Đáng chú ý, du khách cập cảng Nha Trang, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Huế... tăng mạnh, đây là các địa phương đã và đang phát triển mạnh du lịch nghỉ dưỡng, tạo lực đẩy cho phân khúc này tăng trưởng.
Về lâu dài, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng có biên độ rộng để phát triển, lượng cầu còn nhiều dư địa lớn trong tương lai trên cơ sở Việt Nam đang sở hữu vị trí thuận tiện, nhiều địa danh văn hóa lịch sử đa dạng, bờ biển dài, đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng du lịch ngày càng đồng bộ...
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
PVTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.