Thị trường chứng khoán bền vững do nền tảng kinh tế vĩ mô và nội tại tốt
Dù có thể sẽ có nhiều biến động vì các yếu tố khách quan, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực từ các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại tốt.
Các thông tin liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết phần nào cũng khó tránh khỏi những tác động tâm lý tới nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những tác động đó đến thị trường chứng khoán chỉ là ngắn hạn và không quá lớn do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường; lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường.
Vì thế, nhà đầu tư nên bình tĩnh để có góc nhìn khách quan, nên phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.
Dù có thể sẽ có nhiều biến động vì các yếu tố khách quan, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực từ các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại tốt.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/4 VN-Index tăng 8,26 điểm (0,54%) lên 1.524,70 điểm, HNX-Index tăng 4,59 điểm (1,01%) đạt 458,69 điểm, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,41%) lên 117,67 điểm.
Động lực tăng điểm vẫn đến từ các nhóm chứng khoán (dòng tiền hướng sự chú ý vào nhóm chứng khoán sau thời gian dài đi ngang), bất động sản, dầu khí.
Nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn ổn định và phát triển
Theo các số liệu chính thức vừa được công bố, trong quý I/2022, các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô trong nước vẫn rất tích cực và Việt Nam vẫn được các định chế tài chính quốc tế lớn đánh giá rất cao về tăng trưởng kinh tế năm nay.
Mặt bằng lãi suất chịu sức ép tăng nhưng cơ bản Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ ổn định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sức ép lên lạm phát là có và không thể chủ quan, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để kiểm soát trong mục tiêu đề ra.
Về nội tại thị trường, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đó nhiều yếu tố hỗ trợ khác như: dòng tiền tham gia, kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, công tác cổ phần hóa, thoái vốn được đẩy mạnh...
Quý I năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng ổn định; thị trường chứng khoán có nhiều triển vọng tích cực với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu ước tính tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến thời điểm 21/3/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2,15% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 0,54%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,47%).
Những tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý I năm 2022 ước tính tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 15%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.
Các lĩnh vực của nền kinh tế có xu hướng phục hồi và tăng trưởng, tác động tích cực đến hoạt động của thị trường chứng khoán.
Trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân quý I năm 2022 đạt 31.409 tỷ đồng/phiên, tăng 18,1% so với bình quân năm trước.
Trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân quý I năm 2022 đạt 13.149 tỷ đồng/phiên, tăng 15,3% so với bình quân năm 2021.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân quý I năm 2022 của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 139.076 hợp đồng/phiên, giảm 26% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 38,42 tỷ đồng/phiên, giảm 46%.
Quay lại với cổ phiếu tiềm năng trong tháng 4 này trên sàn HNX đó chính là mã PGT của công ty cổ phần PGT Holdings - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản).
Sắp tới thời điểm báo cáo quý I/2022 được công bố chính thức, nhìn lại với quý 4/2021 các cổ đông và các nhà đầu tư nắm giữ mã PGT vô cùng hân hoan khi vô vàn những thông tin tích cực. Kết quả là quý 04 năm 2021, PGT đã thoát lỗ so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận lãi ròng hơn 597 triệu đồng.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 60 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 10,2 tỷ đồng, tăng gấp ba lần con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh.
Thêm vào đó PGT luôn tuân thủ những chính sách công bố thông tin để các nhà đầu tư nắm bắt để giải ngân hợp lý. Một lần nữa khẳng định vai trò của của PGT luôn kinh doanh theo triết lý "Giá trị bền vững" đêm đến những giá trị sinh lời dài hơi cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó những kế hoạch hợp tác cùng phát triển tạo những giá trị nhân văn được PGT triển khai song song với quá trình kinh doanh cốt lõi M&A.
Cuối tháng 2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.
Về mã cổ phiếu PGT của doanh nghiệp, với mức giá tốt so với những doanh nghiệp cùng ngành. Thanh khoản được duy trì tăng dần đều theo mỗi phiên giao dịch chính là những lợi thế mà mã PGT có được. Bên cạnh đó nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng một số doanh nghiệp có vốn hóa lớn mã cổ phiếu đang có xu hướng đi ngang khiến nhiều nhà đầu tư có tâm lý bão hòa. Do đó những mã cổ phiếu đầy tiềm năng như PGT rất được chú ý.
Kết thúc phiên giao dịch 4/4, mã cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 51,115 cổ phiếu và bắt đầu nhịp tăng điểm đầu tuần khi mức giá được ghi nhận đóng cửa 10,300 VNĐ. Tuy nhiên một điểm cộng cho phiên 4/4 là có sự góp sức mua của nhà đầu tư nước ngoài xấp xỉ gần 3000 cổ phiếu được khớp lệnh thành công.
Vì vậy PGT chính là mã cổ phiếu đầy tiềm năng để các nhà đầu tư giải ngân trong danh mục các chứng khoán trong tháng 4 này.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.